Trung Quốc xây siêu đập thủy điện gấp 3 lần Tam Hiệp: 'Bom nước' khiến láng giềng lo sợ
Mai Lý -
16/07/2023 15:17 (GMT+7)
(VNF) - Dự án siêu đập thủy điện Yarlung Tsangpo lớn gấp 3 lần đập Tam Hiệp có thể mang lại nguồn lợi khổng lồ cho Trung Quốc. Tuy nhiên, con đập khổng lồ cũng có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho nước láng giềng khiến Ấn Độ và Bangladesh lo ngại.
Trung Quốc hiện đang đứng số 1 thế giới về thủy điện với số lượng đập thủy điện nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại. Dẫu vậy, tham vọng về thủy điện của quốc gia tỷ dân này vẫn chưa dừng lại khi Trung Quốc đang bắt tay vào xây dựng siêu đập thủy điện đầu tiên tại sông Yarlung Tsangpo – một trong những con sông lớn và cao nhất trên thế giới.
Siêu dự án thủy điện này có công suất dự kiến 60 gigawatt, tạo ra lượng điện gấp ba lần so với đập Tam Hiệp – hiện là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới. Công trình này được kỳ vọng sẽ giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Sông Yarlung Tsangpo bắt nguồn từ dòng sông băng ở vùng hồ Manasarovar thuộc cao nguyên Tây Tạng. Yarlung Tsangpo chảy từ độ cao trên 5km, dọc theo “khe nứt” khổng lồ tạo ra bởi các mảng kiến tạo Á – Âu, cắt qua cao nguyên Tây Tạng trước khi gặp điểm giao nhau của dãy Himalaya, Nyenchen Tanglha và dãy núi Hengduan.
Khu vực xây dựng siêu đập thủy điện Yarlung Tsangpo
Trên đường đi của mình, sông Yarlung Tsangpo tại ra một hẻm núi có có độ sâu gấp đôi hẻm Grand Canyon ở Mỹ. Vào cuối những năm 1990, hẻm núi do sông Yarlung Tsangpo tạo ra được công nhận là hẻm núi sâu nhất thế giới. Theo các nhà khoa học, sông Yarlung Tsangpo sở hữu tiềm năng cực lớn do nằm ở khu vực địa chính trị, là thỏi nam châm hút các nhà xây dựng đập thủy điện ở Trung Quốc.
Chưa kể, khu vực xung quanh sông Yarlung Tsangpo có mật độ dân cư tương đối thưa thớt (khoảng 14.000 người) nên chi phí đền bù và nhân lực sẽ thấp hơn so với việc xây dựng nhà máy thủy điện ở những nơi đông dân. Trước đó, việc xây dựng đập Tam Hiệp đã buộc Trung Quốc phải di dời khoảng 1,4 triệu người.
Tuy nhiên, bên cạnh những nguồn lợi mà siêu đập thủy điện Yarlung Tsangpo mang lại, nó cũng được xem là một trong những dự án rủi ro nhất thế giới vì được xây dựng trong khu vực hoạt động địa chấn. Điều này có thể khiến siêu đập thủy điện này trở thành “quả bom nước” tiềm ẩn đối với cộng đồng dân cư ở hạ lưu Ấn Độ và Bangladesh, tờ Nikkei Asia nhận định.
Phía Đông Nam của cao nguyên Tây Tạng là nơi dễ xảy ra động đất do nó nằm trên đường đứt gãy địa chất, nơi các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á – Âu va vào nhau. Vào năm 2008, trận động đất ở Tứ Xuyên, dọc theo vành đai phía Đông của cao nguyên Tây Tạng đã giết chết 87.000 người. Trận động đất này cũng dấy lên những lo ngại về hiện tượng địa chấn do hồ chứa nước (RTS) gây ra.
Siêu đập thủy điện Yarlung Tsangpo lớn gấp 3 lần đập Tam Hiệp
Một số nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ đã tìm ra được mối liên hệ giữa trận động đất và đập Zipingpu của Tứ Xuyên. Họ cho rằng trọng lượng của hàng trăm triệu mét khối nước ở trong hồ chứa của đập có thể đã gây ra RST nghiêm trọng.
Ngay cả khi không có động đất, siêu đập thủy điện hiện tượng địa chấn do hồ chứa (RTS) có thể là mối đe dọa về nguy cơ lũ lụt ở hạ lưu. Chỉ 2 năm trước, khoảng 400 triệu người Trung Quốc đã đối mặt với nguy hiểm sau khi trận lũ lụt lịch sử khiến mực nước dâng cao, đẩy đập Tam Hiệp vào nguy cơ vỡ đập.
Tiến sĩ Vương Duy Lạc, chuyên gia nghiên cứu về đập Tam Hiệp nổi tiếng cho hay sức tàn phá của lũ lụt do vỡ đập mạnh gấp hàng chục lần lũ lụt tự nhiên. “Nó giống như một cơn sóng thần, có thể cuốn phăng nhà cửa ở những nơi nó đi qua và nhấn chìm chúng trong biển nước. Nếu đập vỡ, tất cả khu vực hạ nguồn sẽ bị nước lũ “nuốt chửng” hoàn toàn”, ông nói.
Dự án siêu đập thủy điện Yarlung Tsangpo có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực, nước
Đi cùng với nguy cơ tiềm ẩn sẽ là gánh nặng về môi trường. Dự án siêu đập thủy điện hiện tượng địa chấn do hồ chứa (RTS) có thể tàn phá môi trường khủng khiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến Bangladesh ở cuối dòng sông. Những tác động tiêu cực đến môi trường cũng có thể sẽ ảnh hưởng khắp Tây Tạng, một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất thế giới.
Sayanangshu Modak, thành viên cấp cao tại Quỹ Nghiên cứu Người quan sát với chuyên môn về quản lý nước xuyên biên giới và quản lý rủi ro lũ lụt cho biết siêu đập này có thể ảnh hưởng đến sinh thái của các vùng hạ lưu ở Ấn Độ. “Nhìn chung, các con sông có mô hình dòng chảy theo mùa. Thế nhưng khi bạn tạo ra một con đập lớn như vậy, dòng nước sẽ thay đổi theo ngày: lưu lượng nước sẽ tăng lên khi các tuabin hoạt động và dừng lại khi tuabin tắt khiến hệ sinh thái bị ảnh hưởng theo”, ông nhận định.
Nhiều chuyên gia cho rằng Ấn Độ và Bangladesh còn phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước và thiếu lương thực, gây ra bởi dự án siêu đập thủy điện Yarlung Tsangpo. Theo nhiều nghiên cứu, việc kiểm soát và chuyển hướng dòng nước thông qua siêu đập có thể mang đến cho Trung Quốc khả năng “cắt đứt nguồn cung cấp lương thực cho nước láng giềng”. Nhiều người lo ngại tác động của một dự án như vậy có thể là mối nguy hiểm với an ninh nước và lương thực của Ấn Độ và Bangladesh, tờ Reuters chỉ ra.
(VNF) - Giám đốc điều hành Snapchat, ông Evan Spiegel thừa nhận rằng luôn cố tình làm cho nhân viên mới có ngày đầu tiên đi làm "thật đáng sợ". Mục đích của ông là để truyền tải thông điệp: Tại Snapchat, thất bại không chỉ được chấp nhận, mà còn là yếu tố cần thiết để xây dựng một văn hoá làm việc nhóm sáng tạo hơn.
(VNF) - Giá vàng vừa lập đỉnh lịch sử mới khi vượt mức 3.200 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 11/4. Sự suy yếu nhanh chóng của đồng USD, cùng với căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, đã khiến giới đầu tư ồ ạt tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.
(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.
(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.
(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".
(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.
(VNF) - Thuế quan có thể là vấn đề mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà tài trợ kiêm cố vấn thân cận của ông, Elon Musk, đứng ở hai phía đối lập của cuộc tranh luận.
(VNF) - Tổng thống Donald Trump tin rằng Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ để tránh mức thuế quan mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này là không thể.
(VNF) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% vào năm 2026. Tuy nhiên, ADB cũng đưa ra cảnh báo rằng những rủi ro từ bên ngoài, đặc biệt là căng thẳng thương mại toàn cầu và chính sách thuế quan mới của Mỹ, có thể đặt ra những thách thức đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.
(VNF) - Các doanh nghiệp ở Little Saigon cảnh báo, mức thuế 46% của Tổng thống Trump đối với hàng Việt Nam sẽ đẩy giá cả tăng vọt, thậm chí khiến cửa hàng phải đóng cửa.
(VNF) - Trước áp lực gia tăng từ căng thẳng thương mại với Mỹ, nhiều doanh nghiệp nhà nước và công ty niêm yết tại Trung Quốc đồng loạt tuyên bố tăng cường đầu tư vào thị trường chứng khoán, mua vào cổ phiếu nhằm hỗ trợ giá và củng cố niềm tin nhà đầu tư.
(VNF) - Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) cho biết họ đã chuẩn bị bắt đầu thực thi cái gọi là “thuế quan có đi có lại” của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia sau khi mức thuế mới có hiệu lực sau nửa đêm 9/4.
(VNF) - Nhà Trắng cho biết mức thuế 104% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đã chính thức có hiệu lực, sau khi Bắc Kinh không tuân thủ thời hạn dỡ bỏ các mức thuế trả đũa vốn được áp dụng để đáp trả chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Việc này khiến cổ phiếu phố Wall lại trượt dốc.
(VNF) - Trong bối cảnh thuế quan trả đũa khiến chi phí nhập khẩu tăng vọt, người mua Trung Quốc đồng loạt bán lại sản phẩm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có nguồn gốc từ Mỹ. Xu hướng này được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới, khi nhu cầu nội địa sụt giảm và các hợp đồng dài hạn bắt đầu có hiệu lực.
(VNF) - Trước thời điểm quyết định 9/4, thời hạn thuế đối ứng của chính quyền Tổng thống Trump có hiệu lực, làn sóng đàm phán thuế với Mỹ đang diễn ra dồn dập khi hơn 70 quốc gia đều nỗ lực vận động để trì hoãn hoặc được miễn trừ. Việt Nam, Nhật Bản, các nước EU và nhiều nền kinh tế mới nổi đều đang tích cực tiếp xúc, trong bối cảnh Mỹ chưa công bố rõ các điều kiện miễn trừ thuế quan.
(VNF) - Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, việc đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025 khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thu hút các nguồn lực quốc tế thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 8/4 cho biết họ “kiên quyết phản đối” lời đe dọa tăng thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump và tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp đối phó để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình.
(VNF) - Giám đốc điều hành Snapchat, ông Evan Spiegel thừa nhận rằng luôn cố tình làm cho nhân viên mới có ngày đầu tiên đi làm "thật đáng sợ". Mục đích của ông là để truyền tải thông điệp: Tại Snapchat, thất bại không chỉ được chấp nhận, mà còn là yếu tố cần thiết để xây dựng một văn hoá làm việc nhóm sáng tạo hơn.
(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.