TT Trump muốn hồi sinh 'dòng chảy' 44 tỷ USD chuyển LNG từ Alaska tới Nhật Bản
(VNF) - Với sự hỗ trợ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhiều người kỳ vọng dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trị giá 44 tỷ USD sẽ sớm được triển khai và cung cấp khí đốt cho Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề về chi phí và các rào cản khác chưa được giải quyết.
- Lo sợ bị áp thuế, Nhật Bản muốn được TT Trump 'miễn trừ' 17/02/2025 03:15
Dự án nhiều triển vọng
Theo Nikkei Asia, địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy nằm ở một khu vực hẻo lánh, cách thành phố lớn nhất của Alaska là Anchorage khoảng 30 phút đi máy bay.
"Chúng tôi chỉ cách Alaska một khoảng cách rất ngắn đến Nhật Bản... chỉ mất từ 7 đến 9 ngày vận chuyển", Chủ tịch của Alaska Gasline Development Corp (AGDC), ông Frank Richards, cho biết. Ông giải thích rằng tiểu bang này gần Nhật Bản hơn rất nhiều so với các khu vực khác như miền Nam của Mỹ, Úc hay Trung Đông.
Gần khu vực này có một nhà máy đã cung cấp LNG cho Nhật Bản trong nhiều thập kỷ, bắt đầu từ năm 1969. Đây là một dự án quan trọng đã giúp Tokyo Gas chuyển từ sử dụng than đá sang khí đốt tự nhiên để cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, các cơ sở hiện nay đã cũ và sản lượng khí đốt gần đó giảm, dẫn đến việc phải tạm dừng hoạt động.

Dự án mới mang tên Alaska LNG sẽ có công suất sản xuất hàng năm khoảng 20 triệu tấn, đủ để đáp ứng khoảng 30% nhu cầu khí đốt của Nhật Bản mỗi năm. Mặc dù ý tưởng cho dự án này đã tồn tại từ nhiều thập kỷ, nhưng chi phí cao là một rào cản lớn đối với việc triển khai.
Với sự hỗ trợ từ Mỹ, rủi ro về chính trị đối với Nhật Bản thấp hơn so với việc nhập khẩu khí đốt từ Trung Đông hay Nga. LNG từ Qatar phải đi qua Eo biển Hormuz, một điểm nghẽn dễ gặp phải trong khu vực đầy xung đột. Trong khi đó, cuộc chiến ở Ukraine đã thúc đẩy các quốc gia phương Tây hạn chế nhập khẩu LNG từ Nga.
Khó khăn về chi phí
Cơ sở hạ tầng LNG ở Alaska hiện chưa được phát triển. Một đường ống dài khoảng 1.300km cần được xây dựng, với chi phí ước tính lên tới 11 tỷ USD, để nối các mỏ khí ở phía bắc Alaska với phần phía nam của tiểu bang.
AGDC đã kêu gọi các công ty từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tham gia đầu tư và ký kết các thỏa thuận mua khí đốt dài hạn. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều e ngại trước các khoản đầu tư lớn này.
Sự kỳ vọng dường như đang tăng lên khi Tổng thống Trump trở lại nắm quyền. Sau cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba vào ngày 7/2, Tổng thống Trump đã phát biểu tại một cuộc họp báo rằng một liên doanh giữa Nhật Bản và Mỹ về dầu khí Alaska đang được thảo luận.
Ngay sau khi nhậm chức, ông đã ban hành lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của Alaska LNG.
Lập trường của Mỹ chống lại LNG của Nga cũng là một yếu tố thúc đẩy dự án Alaska LNG. "Về mặt an ninh quốc gia, Mỹ có thể cung cấp năng lượng ổn định cho các đồng minh của mình như Nhật Bản. Điều này có thể giúp thay thế khí đốt của Nga" cựu Thượng nghị sĩ Alaska Mark Begich cho biết.
Khi được hỏi về dự án, rất ít người dân địa phương phản đố, và hầu hết đều kỳ vọng vào hiệu quả kinh tế của nó.
Ông Peter Micciche, người từng làm việc tại nhà máy LNG cung cấp khí đốt cho Tokyo Gas và hiện là thị trưởng của Quận Kenai Peninsula, cho rằng dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden, dự án LNG của Alaska không tiến triển. "Chúng tôi đã mất rất nhiều và bây giờ chúng tôi rất vui khi thấy sự phát triển đang diễn ra dưới thời Tổng thống Trump. Hãy nghĩ đến doanh thu và việc làm mà cơ sở này có thể tạo ra", ông nói.
Alaska phụ thuộc vào doanh thu từ việc khai thác tài nguyên để duy trì nền kinh tế của mình và khu vực này không thể duy trì nếu không có dầu khí.
Một số người ủng hộ dự án cho rằng sẽ thật đáng tiếc nếu Alaska không khai thác các tài nguyên khí đốt lớn còn chưa được sử dụng ở phía bắc của tiểu bang.
Nếu đường ống được xem là rào cản lớn nhất của dự án được xây dựng, vì thiếu khí đốt ở Anchorage, phần còn lại của dự án sẽ dễ dàng được hoàn thành hơn. AGDC có kế hoạch đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng cho đường ống vào năm 2026.

Cho đến nay, Nhật Bản đã tham gia vào các dự án LNG ở nước ngoài bằng cách kết hợp các khoản vay từ chính phủ với đầu tư của khu vực tư nhân và các hợp đồng dài hạn. Một thỏa thuận hợp tác có thể hỗ trợ mục tiêu LNG của Alaska, nhận được sự ủng hộ từ Tổng thống Trump và tránh thuế quan.
Tuy nhiên, chi phí của dự án cũng là vấn đề mà Nhật Bản lưu tâm. "Ước tính chi phí đường ống hiện tại quá thấp. Tôi nghĩ rằng nó sẽ tốn ít nhất 15 tỷ USD. Các chi phí này cuối cùng sẽ được tính vào giá LNG, và người mua như Nhật Bản sẽ phải trả", cố vấn dầu mỏ địa phương, ông Roger Marks, cho biết.
Nếu không giải quyết được vấn đề về chi phí, sẽ rất khó để huy động vốn và tiếp tục phát triển. Và nếu Anchorage giải quyết tình trạng thiếu khí đốt bằng cách nhập khẩu LNG, kế hoạch xây dựng đường ống có thể sẽ bị hủy bỏ. Một kế hoạch khác đang được đề xuất để nhập khẩu LNG thông qua các bồn chứa và cơ sở dỡ hàng của nhà máy cũ để vận chuyển khí đốt đến Nhật Bản.
"Không nhiều người phản đối dự án này, nhưng cũng không nhiều người nghĩ rằng nó sẽ được xây dựng", nhà báo địa phương Larry Persily cho biết.
Nhật Bản hỗ trợ đường ống LNG 44 tỷ USD ở Alaska để 'lấy lòng' TT Trump?
- Nhật Bản cố gắng ‘lấy lòng’ ông Trump để tránh thuế quan 08/02/2025 12:06
- Đột phá tỷ USD giúp Nhật Bản thống trị lĩnh đất hiểm thế giới 26/01/2025 01:30
- Thời kỳ Trump 2.0, Nhật Bản đối diện những mối đe dọa mới 17/01/2025 09:45
Peng Zhihui – Từ nhân tài Huawei đến 'ngôi sao' mới của ngành robot Trung Quốc
(VNF) - Peng Zhihui, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ AgiBot, là đại diện mới nhất của thế hệ doanh nhân trẻ Trung Quốc nhận được sự quan tâm từ giới lãnh đạo cấp cao nước này, trong đó có thủ tướng Lý Cường.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam từ ngày 14 - 15/4
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Việt Nam từ ngày 14 - 15/04/2025.
Tỷ phú may mắn: 'Thoát' đòn thuế quan, gia tăng tài sản thêm 3,3 tỷ USD
(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.
Dính 'đạn lạc' từ cuộc chiến thuế quan, huyết mạch kinh tế Nga chịu tổn thất kép
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.
OpenAI kiện ngược Elon Musk, cáo buộc 'phá hoại và thao túng' vì lợi ích cá nhân
(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.
Thực hư việc Microsoft âm thầm rút khỏi Trung Quốc?
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.
Trung Quốc ra điều kiện đối thoại với Mỹ sau đòn thuế 'kịch khung'
(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 10/4 cho hay Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ nhưng phải bình đẳng và dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Úc từ chối đề nghị 'bắt tay' của Trung Quốc để chống lại thuế quan Mỹ
(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
Trung Quốc 'xuất trận': Kích hoạt kho vũ khí thương mại đối phó Mỹ
(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.
Mỹ áp thuế 125%: Vì sao Trung Quốc chọn cách 'đáp trả đến cùng'?
(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.
Tổng thống Trump tiết lộ lý do bất ngờ hoãn thuế 90 ngày
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".
TT Trump dừng áp thuế đối ứng 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%
(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.
Liên minh Trump – Musk 'rạn nứt' vì thuế quan?
(VNF) - Thuế quan có thể là vấn đề mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà tài trợ kiêm cố vấn thân cận của ông, Elon Musk, đứng ở hai phía đối lập của cuộc tranh luận.
TT Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói 'điều không thể'
(VNF) - Tổng thống Donald Trump tin rằng Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ để tránh mức thuế quan mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này là không thể.
ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% năm 2025, cảnh báo những thách thức lớn
(VNF) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% vào năm 2026. Tuy nhiên, ADB cũng đưa ra cảnh báo rằng những rủi ro từ bên ngoài, đặc biệt là căng thẳng thương mại toàn cầu và chính sách thuế quan mới của Mỹ, có thể đặt ra những thách thức đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.
Cửa hàng người Việt ở Mỹ lo phải đóng cửa vì thuế đối ứng 46%
(VNF) - Các doanh nghiệp ở Little Saigon cảnh báo, mức thuế 46% của Tổng thống Trump đối với hàng Việt Nam sẽ đẩy giá cả tăng vọt, thậm chí khiến cửa hàng phải đóng cửa.
Mua vào cổ phiếu: Nước cờ 'tự cứu mình' của doanh nghiệp Trung Quốc giữa bão thuế
(VNF) - Trước áp lực gia tăng từ căng thẳng thương mại với Mỹ, nhiều doanh nghiệp nhà nước và công ty niêm yết tại Trung Quốc đồng loạt tuyên bố tăng cường đầu tư vào thị trường chứng khoán, mua vào cổ phiếu nhằm hỗ trợ giá và củng cố niềm tin nhà đầu tư.
Hải quan Mỹ kích hoạt 'bão thuế quan' giữa đêm, nhắm vào 86 quốc gia
(VNF) - Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) cho biết họ đã chuẩn bị bắt đầu thực thi cái gọi là “thuế quan có đi có lại” của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia sau khi mức thuế mới có hiệu lực sau nửa đêm 9/4.
TT Trump 'xuống tay' áp thuế 104% với hàng Trung Quốc: 'Sai lầm khi chọn cách trả đũa Mỹ'?
(VNF) - Nhà Trắng cho biết mức thuế 104% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đã chính thức có hiệu lực, sau khi Bắc Kinh không tuân thủ thời hạn dỡ bỏ các mức thuế trả đũa vốn được áp dụng để đáp trả chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Việc này khiến cổ phiếu phố Wall lại trượt dốc.
Lỡ mua LNG của Mỹ, Trung Quốc đồng loạt bán lại do thuế cao
(VNF) - Trong bối cảnh thuế quan trả đũa khiến chi phí nhập khẩu tăng vọt, người mua Trung Quốc đồng loạt bán lại sản phẩm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có nguồn gốc từ Mỹ. Xu hướng này được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới, khi nhu cầu nội địa sụt giảm và các hợp đồng dài hạn bắt đầu có hiệu lực.
Người Mỹ chen chân mua iPhone vì lo ngại thuế quan 'thổi giá'
(VNF) - Lo ngại giá iPhone tăng do mức thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhiều người Mỹ đang đổ xô đến các cửa hàng Apple để mua iPhone.
Cập nhật diễn biến đàm phán thuế quan với Mỹ trước giờ G
(VNF) - Trước thời điểm quyết định 9/4, thời hạn thuế đối ứng của chính quyền Tổng thống Trump có hiệu lực, làn sóng đàm phán thuế với Mỹ đang diễn ra dồn dập khi hơn 70 quốc gia đều nỗ lực vận động để trì hoãn hoặc được miễn trừ. Việt Nam, Nhật Bản, các nước EU và nhiều nền kinh tế mới nổi đều đang tích cực tiếp xúc, trong bối cảnh Mỹ chưa công bố rõ các điều kiện miễn trừ thuế quan.
Hội nghị P4G 2025: 'Thu hút nguồn lực quốc tế thực hiện mục tiêu phát triển bền vững'
(VNF) - Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, việc đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025 khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thu hút các nguồn lực quốc tế thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
TT Trump doạ đánh thuế thêm 50%, Trung Quốc tuyên bố 'chiến đấu đến cùng'
(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 8/4 cho biết họ “kiên quyết phản đối” lời đe dọa tăng thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump và tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp đối phó để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình.
Thương chiến Mỹ - Trung: Không chỉ phòng thủ, Bắc Kinh muốn dẫn dắt trật tự mới?
(VNF) - Cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump châm ngòi đang đẩy thế giới vào vòng xoáy bất ổn thương mại, nhưng thay vì chỉ phòng thủ, Trung Quốc đang phát đi tín hiệu sẵn sàng cạnh tranh để tái định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu.
Peng Zhihui – Từ nhân tài Huawei đến 'ngôi sao' mới của ngành robot Trung Quốc
(VNF) - Peng Zhihui, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ AgiBot, là đại diện mới nhất của thế hệ doanh nhân trẻ Trung Quốc nhận được sự quan tâm từ giới lãnh đạo cấp cao nước này, trong đó có thủ tướng Lý Cường.
Soi tiến độ Trung tâm thương mại Văn Phú Seoul sau hơn 10 năm chờ đợi
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.