Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chủ đầu tư dự án cho rằng Liên danh Sumitomo - Cienco 6 (tổng thầu) và Liên danh NJPT không tuân thủ trình tự, thủ tục thực hiện dự án, không thuân thủ các quy định của hợp đồng liên quan đến các yêu cầu về vật liệu và chất lượng thi công thuộc gói thầu CP2.
Liên danh NJPT không làm tròn trách nhiệm của đại diện chủ đầu tư đối với gói thầu CP2 theo quy định của hợp đồng.
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP, việc phê duyệt vật liệu sai quy định hợp đồng, tắc trách trong quá trình giám sát thi công, nghiệm thu vật liệu gối cao su của Liên danh NJPT đã dẫn đến sự cố nghiêm trọng vừa qua cũng như chất lượng của các gối cầu nói chung.
Do đó, Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố yêu cầu Liên danh NJPT thống kê danh sách nhân sự bao gồm nhân sự đã ngưng điều động, nghỉ việc liên quan đến gối cầu kể từ thời điểm phê duyệt bản vẽ thi công, nhân sự nghiệm thu... đến thời điểm hiện nay để thu hồi tất cả các chi phí mà chủ đầu tư đã chi trả cho nhân sự trên.
Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố cũng yêu cầu Liên danh NJPT lập kế hoạch, phương án đánh giá hư hỏng đầu dầm tại vị trí trụ cầu cạn P14-10 nơi gối cao su bị rơi. Đề xuất giải pháp xử lý, trong đó cân nhắc thuê 1 đơn vị tư vấn thứ 3 độc lập kiểm tra, kiểm định...
Đối với Liên danh tư vấn NJPT, khẩn trương rà soát toàn bộ hồ sơ, nghiêm túc thực hiện yêu cầu nêu trên mà không dựa trên các hồ sơ mà tổng thầu cung cấp để đẩy nhanh tiến trình giải quyết sự việc.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (metro số 1), Bến Thành - Suối Tiên có tổng mức đầu tư ban đầu năm 2007 là hơn 17,3 nghìn tỷ đồng, đến năm 2011 được điều chỉnh lên hơn 47,3 nghìn tỷ đồng (tăng thêm 30 nghìn tỷ đồng).
Trong đó, vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là hơn 41,8 nghìn tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách thành phố.
Lý do khiến tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng mạnh, báo cáo của Chính phủ giải thích là do sự biến động khách quan của giá nguyên liệu, nhiên liệu và việc tăng mức lương tối thiểu từ năm 2006 đến năm 2009. Ngoài ra, dự án được tăng khối lượng xây dựng nhằm đem lại hiệu quả đầu tư và khai thác cao hơn.
Dự kiến dự án sẽ được hoàn thành vào quý IV/2021.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.