Tỷ giá USD 'tuộc dốc', gửi tiết kiệm lãi suất tới 9,5%/năm

Minh Anh - 01/09/2024 15:30 (GMT+7)

(VNF) - Tỷ giá USD lao dốc; lãi suất tiết kiệm đặc biệt tới 9,5%/năm; tín dụng tăng trở lại; một số ngân hàng được nới room tín dụng... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.

Lộ trình 'tuột dốc' của tỷ giá USD

Tỷ giá VND/USD từ đầu tháng 7 đã hạ nhiệt cả trên thị trường tự do và kênh ngân hàng. Đầu tháng 8, giá USD tự do giảm mạnh. Có nhiều phiên, giá USD "chợ đen" giảm tới hơn 100 đồng.

Nếu tính từ đầu tháng 8 tới nay, giá USD trong các ngân hàng đã giảm khoảng 400 đồng. Còn so với mức 25.223-25.473 đồng/USD vào cuối tháng 6, giá USD tại các ngân hàng hiện giảm tới 500-600 đồng.

>> Xem thêm: Lộ trình 'tuột dốc' của tỷ giá USD

Gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào nhận lãi suất 9,5%/năm?

Sau khi chạm đáy lịch sử vào đầu năm nay, lãi suất huy động của các ngân hàng đã rục rịch tăng trở lại từ cuối tháng 3. Nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng 0,5-1%/năm so với đáy.

Đáng chú ý, khách hàng VIP có thể được hưởng “lãi suất đặc biệt” khi gửi số lượng tiền lớn tại ngân hàng. Trong đó, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVCombank) đang dẫn đầu thị trường về “lãi suất đặc biệt” với mức 9,5%/năm. Điều kiện để nhận được mức lãi suất này là khách hàng có số dư tối thiểu 2.000 tỷ đồng khi gửi tiết kiệm kỳ hạn 12-13 tháng.

>> Xem thêm: Đón đợt 'sóng' mới, chọn ngân hàng gửi tiết kiệm lãi suất 9,5%/năm

NHNN lần đầu tiên có trạng thái bơm ròng sau 2 tháng

NHNN ngừng chào bán tín phiếu và bơm ra thị trường gần 6.000 tỷ đồng trong phiên 26/8. Đây là lần đầu tiên NHNN tiến hành bơm ròng từ tháng 6 vừa qua.

Có thể thấy, việc NHNN ngừng chào bán tín phiếu và duy trì trạng thái bơm ròng là động thái hỗ trợ thanh khoản trong bối cảnh áp lực tỷ giá giảm dần.

>> Xem thêm: NHNN lần đầu tiên có trạng thái bơm ròng sau 2 tháng

Tín dụng tăng trở lại

Sau khi tăng chậm lại trong tháng 7, tín dụng có dấu hiệu khởi sắc trong tháng 8. Nhiều chuyên gia nhận định mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm có thể đạt được nhưng cần có các chính sách hỗ trợ bền vững hơn.

Trong 6 tháng cuối năm, hệ thống ngân hàng cần bơm thêm khoảng 1,18 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế mới có thể đạt mức tăng trưởng tín dụng 15% cho cả năm nay. Đây là một thách thức không nhỏ, nhất là từ bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và rủi ro từ các khoản vay dài hạn trong ngành bất động sản.

>> Xem thêm: Tín dụng tăng trở lại: Bơm thêm 1,18 triệu tỷ để về đích cả năm

Tăng trưởng tín dụng không đồng đều

Theo báo cáo tài chính quý II/2024, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng không đồng đều khi có những ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng chung của hệ thống song cũng có ngân hàng lại tăng trưởng âm.

Tăng trưởng tín dụng vẫn còn chậm khiến NHNN mới đây đã phải chủ động điều chỉnh hạn mức cho từng ngân hàng mà không yêu cầu ngân hàng đó phải gửi đề nghị cấp thêm.

>> Xem thêm: Tăng trưởng tín dụng: Số đông ngân hàng nhỏ chia nhau phần ít

Ngân hàng nào được nới room tín dụng lên 18%?

NHNN thông báo, từ ngày 28/8, các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt từ 80% chỉ tiêu đã thông báo từ đầu năm sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng.

Bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS Research) nhận định chính sách này sẽ là động lực cho các ngân hàng cạnh tranh hơn nữa trong việc giành hạn mức (room) tăng trưởng tín dụng và thị phần.

Từ công thức tính room tín dụng, các chuyên gia VPBankS Research cho biết các ngân hàng đã hoàn thành mức 80% trở lên là HDBank, Techcombank, LPBank và ACB. Mức tăng room tín dụng sẽ dao động từ 2-2,5% tùy từng ngân hàng. Sau khi được tăng, room tín dụng mới của 4 ngân hàng này sẽ lên mức 18-18,7%.

>> Xem thêm: Nới room tín dụng lên 18%: Ngân hàng nào được 'nhận quà'?

Chủ động nhập sai mật khẩu 5 lần để giữ tiền trong tài khoản ngân hàng

Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa phát đi cảnh báo về tình huống lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng kèm theo các nguyên tắc an toàn cần lưu ý khi giao dịch trực tuyến.

Nguyên tắc an toàn chung được ACB cũng như các ngân hàng khác đặt ra cho khách hàng là: chỉ đăng ký xác thực khuôn mặt trên ứng dụng duy nhất của ngân hàng hoặc tại các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng.

Đáng chú ý, ngay khi phát hiện dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị lừa đảo/lộ lọt thông tin bảo mật, khách hàng cần chủ động nhập sai mật khẩu 5 lần để khóa quyền đăng nhập dịch vụ ngân hàng điện tử hoặc chủ động khóa thẻ trên kênh dịch vụ điện tử.

>> Xem thêm: Chủ động nhập sai mật khẩu 5 lần để giữ tiền trong tài khoản ngân hàng

Đối tượng và lãi suất cho vay đặc biệt của ngân hàng

NHNN vừa ban hành Thông tư 37/2024/TT-NHNN quy định về các trường hợp cho vay đặc biệt và lãi suất cho vay đặc biệt.

Đối tượng áp dụng của thông tư này là các tổ chức tín dụng; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cho vay đặc biệt của NHNN, của tổ chức tín dụng khác đối với tổ chức tín dụng.

Lãi suất cho vay đặc biệt, lãi suất gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt bằng lãi suất tái cấp vốn của NHNN áp dụng đối với hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá tại ngày giải ngân cho vay đặc biệt, ngày bắt đầu gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt.

>> Xem thêm: Đối tượng và lãi suất cho vay đặc biệt của ngân hàng

Điểm tên đại gia bất động sản sở hữu vốn lớn ở các ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang chi hàng nghìn tỷ để sở hữu cổ phần của các ngân hàng. Điều này được thể hiện rõ qua danh sách các cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ trở lên của các ngân hàng được công khai theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2024.

Việc nhiều doanh nghiệp bất động sản đang chi hàng nghìn tỷ để ôm cổ phần của các ngân hàng không phải là chuyện mới. Song, điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ xung đột lợi ích và rủi ro hệ thống, đặc biệt nếu các dự án bất động sản gặp khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tài chính của ngân hàng và cả hệ thống tài chính.

Vụ việc Vạn Thịnh Phát và SCB là bài học về mối quan hệ sân sau giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản.

>> Xem thêm: Điểm tên đại gia bất động sản sở hữu vốn lớn ở các ngân hàng

Điểm tên 'ông lớn' nước ngoài sở hữu trên 1% vốn tại ngân hàng Việt

Bất chấp làn sóng rút vốn mạnh khỏi các thị trường mới nổi và cận biên trong thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn đồng loạt ghi nhận sự xuất hiện của những cổ đông nước ngoài, nắm giữ lượng lớn cổ phiếu.

Nhiều chuyên gia nhận định, dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục chảy mạnh vào thị trường ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới khi hoạt động huy động vốn sẽ mạnh hơn từ nửa cuối năm 2024.

>> Xem thêm: Điểm tên 'ông lớn' nước ngoài sở hữu trên 1% vốn tại ngân hàng Việt

Nới room tín dụng lên 18%: Ngân hàng nào được 'nhận quà'?

Nới room tín dụng lên 18%: Ngân hàng nào được 'nhận quà'?

Ngân hàng
(VNF) - Dự kiến có 4 ngân hàng đủ điều kiện nới room tín dụng lên mức hơn 18%. Việc NHNN nới room cho những tổ chức tín dụng tăng trưởng tốt được đánh giá là hành động kịp thời.
Cùng chuyên mục
Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.

 DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu

Lần theo bước chân  khối ngoại trên TTCK Việt Nam

Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam

(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

(VNF) - Tính đến 9h sáng 7/9, tâm bão vẫn còn cách đất liền khoảng 120km, nhưng đĩa mây đã xâm lấn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng gây mưa to.

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

(VNF) - CEO "gã khổng lồ" ngành chip Nvidia, ông Jensen Huang, mới đây đã bày tỏ quan điểm về việc đào tạo nhân viên. Theo đó, vị tỷ phú này lựa chọn đẩy những nhân viên của mình tới giới hạn cuối cùng để thấy họ bứt phá, thay vì lựa chọn sa thải.

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

(VNF) - Cùng với việc Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, An Phát Holdings cũng thông báo hạ chỉ tiêu kinh doanh năm nay. Sắp tới, Tập đoàn sẽ thay đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu APH đã có phản ứng "dữ dội".