Ukraine tuyên bố sẵn sàng thay thế Hungary trong EU và NATO
(VNF) - Trong bối cảnh Hungary tiếp tục ủng hộ lập trường của Nga, Ukraine tuyên bố họ sẽ thay thế nếu Budapest quyết định tham gia khối do Nga đứng đầu thay vì các tổ chức phương Tây.
Trong tuyên bố được Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra vào ngày 8/1, Ukraine tuyên bố rằng nước này sẵn sàng thay thế Hungary trong Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nếu Budapest muốn gia nhập các khối do Nga đứng đầu.
Ukraine khẳng định nước này "sẵn sàng lấp đầy bất kỳ vị trí trống nào trong EU và NATO nếu Hungary chọn rời đi" để ủng hộ tư cách thành viên của mình trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) hoặc Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).
Cả CIS và CSTO đều là liên minh và khối chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với Nga.
Mặc dù tuyên bố này có vẻ chỉ là lời nói đùa, nhưng nó cũng phản ánh sự căng thẳng nghiêm trọng đã gia tăng giữa Ukraine và Hungary khi Budapest luôn bênh vực Moscow và cản trở các nỗ lực của các cơ quan phương Tây nhằm củng cố Ukraine.
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto trước đó đã cáo buộc Ukraine làm trầm trọng thêm những thách thức kinh tế của châu Âu khi từ chối gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt có thời hạn 5 năm với Nga.
Budapest tuyên bố động thái này đã khiến giá khí đốt tự nhiên trên thị trường châu Âu tăng 20%.
Ngược lại với các nước EU khác, Hungary đã mở rộng nhập khẩu khí đốt của Nga kể từ khi Moscow đưa quân tới Ukraine vào tháng 2/2022.
Tuy nhiên, Budapest nhận khí đốt của Nga thông qua đường ống chạy dưới Biển Đen và qua Thổ Nhĩ Kỳ, do đó nguồn cung cấp khí đốt của Budapest không bị ảnh hưởng bởi việc dừng tuyến đường của Ukraine.
Kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ cách đây gần 3 năm, EU đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Tuy nhiên, Hungary, Slovakia và Áo vẫn chưa thể cai nghiện hoàn toàn.
Hungary được coi là thành viên EU thân thiện nhất với Moscow và đã nhiều lần phản đối viện trợ quân sự và tài chính của châu Âu cho Ukraine. Nước này cũng đã cản trở hoặc trì hoãn một số lệnh trừng phạt của EU đối với Nga.
Trong khi đó, Ukraine tiếp tục thúc đẩy việc gia nhập EU và NATO, và nhận được sự ủng hộ đáng kể trong cả hai khối.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 8/1 khẳng định rằng: "Nếu Hungary thực sự muốn đóng góp vào việc chấm dứt chiến sự, họ nên bắt đầu bằng việc không phá hoại sự thống nhất trong EU mà thay vào đó phải nỗ lực tăng cường an ninh năng lượng và sự độc lập của đất nước và công dân nước này cùng với phần còn lại của châu Âu và Mỹ".
Quân đội Ukraine ngày 8/1 cho hay họ đã tiến hành một cuộc tấn công vào ban đêm sâu bên trong nước Nga, đốt cháy một kho dầu ở thành phố Engels, nơi có căn cứ của các máy bay ném bom hạt nhân của Nga.
Ở động thái liên quan, các quan chức quốc phòng Mmyx cho biết vào ngày 7/1 rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chuẩn bị công bố gói viện trợ quân sự cuối cùng "đáng kể" cho Ukraine trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1.
Viện trợ quân sự, được rút từ kho dự trữ hiện có của Mỹ, sẽ được nêu chi tiết khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin III triệu tập cuộc họp lần thứ 25 của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine vào ngày 9/1. Liên minh gồm khoảng 50 quốc gia này được thành lập để điều phối viện trợ cho Ukraine.
Khi lực lượng Nga tiếp tục đạt được những bước tiến nhỏ ở miền Đông Ukraine và quân đội Ukraine phản công ở tỉnh Kursk của Nga, tương lai của cuộc xung đột có thể đang bước vào giai đoạn quan trọng.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Trump đã thề sẽ nhanh chóng đàm phán chấm dứt chiến sự tại Ukraine. Nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin tỏ ra không mấy quan tâm đến việc đàm phán thỏa hiệp.
Ông Trump đã chỉ định một đặc phái viên để theo đuổi các cuộc đàm phán tiềm năng với Moscow nhưng thiện chí của chính quyền mới trong việc tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine vẫn chưa rõ ràng.
Trong bối cảnh xung đột đang bế tắc, Lầu Năm Góc cho biết chính quyền của ông Trump sẽ quyết định chính sách tương lai của Ukraine, bao gồm cả những đảm bảo an ninh mà Kyiv có thể nhận được trong một giải pháp hòa bình tiềm năng.
Thiếu nguồn cung Nga, khí đốt châu Âu cạn kiệt với tốc độ nhanh nhất trong 7 năm
Cầu Quảng Đà kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam nhìn từ trên cao
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.