Ủy ban Chứng khoán xử mạnh các doanh nghiệp chậm lên sàn

Nguyễn Hữu - 11/02/2020 07:11 (GMT+7)

Thực hiện cam kết đưa ra từ cuối năm ngoái là năm 2020 sẽ tăng cường xử phạt các doanh nghiệp vi phạm quy định hậu cổ phần hóa phải đưa cổ phiếu lên sàn, ngay đầu năm nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã xử phạt hàng loạt doanh nghiệp.

Xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Trong số các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán bị UBCK xử lý từ đầu năm đến nay, vi phạm về chậm đưa cổ phiếu lên sàn bị xử phạt chiếm tỷ lệ cao, với 7 công ty nhận án phạt.

Gần đây nhất, Công ty cổ phần Cảng Quảng Ninh bị UBCK xử phạt 350 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.

Trở thành công ty đại chúng trước ngày 1/1/2016 (thời điểm Thông tư 180/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết có hiệu lực), nhưng đến nay, Công ty chưa thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu...

Hàng loạt doanh nghiệp khác cũng dính án phạt như Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, Công ty cổ phần Trung Ðô, Công ty cổ phần Du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel… (chi tiết xem bảng).

Không chỉ phạt các công ty đến nay chưa đưa cổ phiếu lên sàn, UBCK còn mạnh tay xử phạt nhiều công ty vì lỗi đưa cổ phiếu lên sàn quá thời hạn theo quy định.

Cụ thể, Vietravel (mã chứng khoán VTR) vừa bị UBCK xử phạt 300 triệu đồng do đăng ký giao dịch chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng. VTR trở thành công ty đại chúng trước thời điểm Thông tư 180/2015/TT-BTC có hiệu lực, nhưng đến ngày 4/6/2019, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội mới nhận được hồ sơ đăng ký giao dịch cổ phiếu của Công ty.

Chào sàn UPCoM ngày 27/9/2019 với giá 56.000 đồng/cổ phiếu, có thời điểm thị giá cổ phiếu VTR được đẩy lên mức 85.100 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/2, thị giá VTR rơi về 44.000 đồng/cổ phiếu…

Ðưa cổ phiếu lên đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 20/5/2019, Công ty cổ phần 28 Quảng Ngãi (AQN) cũng bị xử phạt 70 triệu đồng do đăng ký giao dịch chứng khoán quá thời hạn từ trên 3 tháng đến 6 tháng…

Chào sàn với giá 14.400 đồng/cổ phiếu, sau hơn nửa năm lên sàn, cổ phiếu AQN rơi vào chuỗi ngày không có thanh khoản.

Ðóng cửa phiên giao dịch ngày 6/2, thị giá AQN rơi về 8.700 đồng/cổ phiếu.

Cùng với bị xử phạt vì không đưa hoặc chậm đưa cổ phiếu lên sàn, nhiều doanh nghiệp còn bị UBCK phạt vì những lỗi vi phạm khác.

Chẳng hạn, Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh, ngoài bị phạt 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch chứng khoán, Công ty còn bị phạt 85 triệu đồng vì không báo cáo UBCK các tài liệu: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2017, Báo cáo thường niên năm 2017; báo cáo không đúng thời hạn các tài liệu gồm: Nghị quyết Ðại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2018.

Tương tự, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, ngoài bị xử phạt do không đăng ký giao dịch chứng khoán, còn bị phạt vì không báo cáo UBCK các tài liệu: Báo cáo tài chính năm 2017, 2018 đã kiểm toán;

Báo cáo thường niên năm 2017, 2018; tài liệu họp và nghị quyết, biên bản họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, 2018. Công ty bị phạt 370 triệu đồng vì hai lỗi vi phạm này…

Phóng viên Báo Ðầu tư Chứng khoán đã liên hệ với Công ty cổ phần Thủy sản và thương mại Thuận Phước, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội…, để tìm hiểu nguyên nhân bị xử phạt, cũng như hướng khắc phục, nhưng không nhận được sự hợp tác từ phía các doanh nghiệp này…

Trong khi đó, với trường hợp Công ty cổ phần Cảng Quảng Ninh, theo chia sẻ của Phó tổng giám đốc Ðinh Anh Tuấn, Công ty bị xử phạt do chưa hiểu biết quy định về nghĩa vụ đưa cổ phiếu lên đăng ký giao dịch, niêm yết trên sàn chứng khoán.

“Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cảng, chúng tôi chỉ tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nên chưa nắm bắt được các quy định của pháp luật chứng khoán. Không có chuyện Công ty biết nghĩa vụ phải đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán mà cố tình không tuân thủ.

Chúng tôi mong cơ quan quản lý tăng cường phổ biến các quy định pháp lý theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, để doanh nghiệp dễ tuân thủ. Sau khi nắm bắt rõ quy định pháp lý, chúng tôi sẽ đưa cổ phiếu lên sàn khi đủ điều kiện…”, ông Tuấn nói.

Liên quan đến nguyên nhân khiến doanh nghiệp chậm đưa cổ phiếu lên sàn, UBCK ghi nhận nhiều lý do mà các doanh nghiệp nêu ra: sau cổ phần hóa do quy mô vốn nhỏ dưới 10 tỷ đồng (không đủ điều kiện là công ty đại chúng) nên không thể lên niêm yết; kinh doanh thua lỗ; chưa thực hiện xong quyết toán cổ phần hóa…

Kiến nghị xem xét trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước

Ðể tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp nghiêm túc tuân thủ quy định về đưa cổ phiếu lên sàn, Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành chủ quan rà soát, nêu rõ lý do các doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết, đồng thời gửi danh sách tới Bộ Tài chính để có giải pháp thúc đẩy thực hiện.

Bộ Tài chính cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nếu cố tình trì hoãn, không chấp hành đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán theo quy định...

Do nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp hậu cổ phần hóa về việc phải đưa cổ phiếu lên sàn chưa đầy đủ, UBCK đã đề xuất Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ lồng ghép các nội dung về thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu tại các hội nghị, cuộc họp với các doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng chủ trì để chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện.

Cùng với làm mới cơ chế về nghĩa vụ doanh nghiệp phải đưa cổ phiếu lên sàn khi sửa đổi Nghị định số 126/2017/NÐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, để đảm bảo tính hợp lý và khả thi, đại diện UBCK cho biết, việc xử phạt các doanh nghiệp chậm trễ đưa cổ phiếu lên sàn đang được thúc đẩy nhằm đảm bảo tính răn đe.

Trong đó, ngay cả các công ty tuy đã đưa cổ phiếu lên sàn, nhưng chậm thời hạn so với quy định vẫn bị xử phạt.

Xem thêm >> Nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua sau 5 tháng bán ròng

Theo ĐTCK
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.