'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) vừa công bố báo cáo “Thị trường chứng khoán Việt Nam 9 tháng năm 2020 – Con số và dự báo”.
Nhìn lại thị trường chứng khoán (TTCK) 9 tháng năm nay, VFCA nhận định các yếu tố vĩ mô biến động mạnh đã được phản ánh rõ nét trên thị trường thông qua 2 pha tăng giảm rất mạnh của chỉ số VN-Index.
Pha giảm mạnh diễn ra từ 30/1 đến 31/3/2020, VN-Index đã phản ánh tâm lý lo ngại của nhà đầu tư về triển vọng kinh tế suy giảm của Việt Nam và thế giới. Chỉ số này bắt đầu giảm mạnh ngay sau tết âm lịch và liên tục trong vòng 2 tháng đã mất trên 330 điểm, tương đương 1/3 giá trị, còn 659,21 điểm.
Mức sụt giảm nhanh và mạnh của chỉ số có sự đóng góp đáng kể của nhà đầu tư nước ngoài khi họ bán ròng liên tục. Trong tháng 2 và 3/2020, lượng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài lên đến 482,4 triệu cổ phiếu tương ứng với 11.219 tỷ đồng. Trong đó, 72% giá trị bán ròng là tập trung trong tháng 3/2020 khi mà dịch Covid-19 lan rộng ở Việt Nam.
Pha tăng mạnh từ 1/4/2020 đến nay, VN-Index tăng một mạch lên khoảng 900 điểm. Theo VFCA, về cơ bản, thị trường tăng điểm đến nay là dựa vào 3 động lực chính.
Thứ nhất là khả năng khống chế dịch Covid-19 tốt. Đến cuối tháng 9/2020, Việt Nam đã cơ bản khống chế được cả 2 đợt bùng phát dịch bệnh. Trong khi nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Brazil, Ấn Độ… vẫn còn đang vất vả dập dịch. Các hoạt động giao thương trong nước dần trở lại bình thường và bước đầu kết nối lại dần với thế giới.
Thứ hai là làn sóng nhà đầu tư mới (F0). Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), lũy kế 8 tháng, các nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 221 nghìn tài khoản, lớn hơn gần 33 nghìn tài khoản so với con số của cả năm 2019.
Thứ ba là chính sách vĩ mô đúng đắn của Chính Phủ nhằm đạt “mục tiêu kép” là đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó còn có nhiều tín hiệu lạc quan như Chính phủ dự kiến tung gói hỗ trợ lần hai trị giá 90.000 tỷ đồng cho người dân, khả năng nâng hạng thị trường chứng khoán rộng mở hơn sau khi Bộ Tài chính công bố dự thảo cho phép giao dịch T+0 và bán khống...
Dự báo về thị trường chứng khoán 3 tháng cuối năm 2020, VFCA nêu ra 2 kịch bản.
Ở kịch bản tích cực, trong bối cảnh các kênh đầu tư cạnh tranh khác trở nên kém hấp dẫn (vàng đã tăng giá mạnh, lãi suất gửi tiết kiệm xu hướng giảm, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại…), VFCA đánh giá TTCK Việt Nam vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn cho đến cuối năm.
GDP 9 tháng năm 2020 tăng 2,12% (quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,62%), là mức tăng thấp nhất của 9 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020, thấp nhất thập kỷ nhưng là top đầu thế giới. Dự báo GDP quý IV của Việt Nam có thể đạt con số 3,0-3,5%, qua đó hoàn thành mục tiêu GDP cả năm 2020 là 2,5%. "Đây là con số tích cực, bệ đỡ quan trọng cho chỉ số VN-Index duy trì được sự tích cực trong những tháng cuối năm khi mà nhiều quốc gia trên thế giới dự báo có mức tăng trưởng GDP âm", VFCA nhấn mạnh.
Hiệp hội này cho rằng với việc dịch Covid-19 dần được khống chế cùng triển vọng tươi sáng của vắc xin Covid-19, Việt Nam sẽ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài quay lại với thị trường Việt Nam.
Theo đó, VN-Index hoàn toàn có thể đạt được mức điểm số 940 trong những tháng cuối năm 2020. Tuy nhiên, trong ngắn hạn chỉ số có thể sẽ điều chỉnh, do định giá của thị trường không còn quá rẻ (P/E hiện ở mức khoảng 15 lần so với P/E khoảng 10 lần cuối tháng 3/2020) và kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.
VFCA nhận định kịch bản lạc quan hơn nữa có thể nghĩ đến là 1.030 điểm. Để có được con số này, GDP 2020 của Việt Nam phải vượt mức 2,5%. "Xác suất xảy ra theo chúng tôi là không cao", báo cáo của hiệp hội nêu.
Ở kịch bản tiêu cực, những yếu tố bất định có thể tác động xấu đến thị trường có thể gồm: làn sóng thứ ba của đại dịch Covid-19 có thể phủ bóng đen lên triển vọng kinh doanh của các công ty niêm yết; căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bị đẩy lên cao và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trong quý IV/2020.
VFCA cho hay thị trường đã tăng liên tục 6 tháng, trong khi đó, một con sóng tăng thông thường theo thống kê chỉ khoảng 4 - 5 tháng. Điều này đã làm định giá P/E của chỉ số tăng mạnh từ khoảng 11 lần lên gần 15 lần.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp có thể sẽ vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh, tạo áp lực cho lợi nhuận sau thuế của toàn bộ doanh nghiệp niêm yết. Vì vậy, định giá thị trường không còn quá hấp dẫn, nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh vượt đỉnh thời kỳ trước khi Covid-19 xảy ra hồi đầu năm.
VFCA đánh giá VN-Index có thể “lùi một bước” để tích lũy trước khi tiếp tục xu hướng tăng điểm. Với kịch bản này, VN-Index được dự báo sẽ biến động trong biên độ hẹp chủ yếu trong vùng 870 – 900 điểm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.