Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Đứng đầu bảng bản đồ gọi vốn lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Tập đoàn dịch vụ tài chính Ant Financial Services Group, trụ sở tại Trung Quốc. Với tổng cộng hơn 19 tỷ USD, số vốn huy động của startup này vượt xa các ứng viên còn lại của khu vực, gấp hai lần vị trí á quân là Grab.
Đứng thứ 2, startup gọi xe công nghệ Grab (trụ sở Singapore) gọi tổng cộng 9 tỷ USD tài trợ đến nay, tiếp đến là công ty Internet di động One97 Communications, vận hành nền tảng thanh toán điện tử đầu tiên của Ấn Độ Paytm, với tổng số 4,7 tỷ USD đầu tư. Các vị trí tiếp theo trong top 5 là Gojek (Indonesia) và nền tảng thương mại điện tử Coupang (Hàn Quốc), huy động được lần lượt 4,6 tỷ USD và 3,8 tỷ USD vốn đầu tư.
Bảng xếp hạng có đại diện duy nhất của Việt Nam là Ví MoMo, đứng vị trí thứ 11, với tổng số vốn huy động là 134 triệu USD. Startup đến từ Việt Nam cung cấp ứng dụng ví điện tử trên nền tảng điện thoại di động, tích hợp các dịch vụ đa dạng như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua vé máy bay, mua vé xe lửa, vé xem phim, thu - chi hộ...
6 trong số 19 startup trên bản đồ gọi vốn lớn nhất khu vực là các startup kỳ lân trị giá trên 1 tỷ USD, như One97 Communications (16 tỷ USD), Grab (14,3 tỷ USD), Gojek (10 tỷ USD), Coupang (9 tỷ USD), Airwallex (1,8 tỷ USD) và Klook (1 tỷ USD). Riêng Ant Financial được định giá 150 tỷ USD nhưng là một chi nhánh của tập đoàn Alibaba nên không được coi là startup kỳ lân.
Cũng theo dữ liệu từ CBInsight, năm ngoái, các nhà đầu tư đã rót tổng cộng hơn 110 tỷ USD, với gần 8.500 giao dịch cho các công ty khởi nghiệp công nghệ có trụ sở tại châu Á và khu vực Thái Bình Dương.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.