Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo kết luận thanh tra, công ty Ngân Lượng bị truy thu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN), thuế GTGT nộp thay cá nhân tăng thêm gần 910 triệu đồng. Tiền chậm nộp thuế tính đến ngày 21/5 là hơn 87 triệu đồng.
Công ty này cũng bị phạt hơn 217 triệu đồng với các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn; khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp khi cơ quan thuế đã công bố quyết định thanh tra thuế theo quy định; lập hóa đơn không đúng thời điểm, có tình tiết tăng nặng…
Cụ thể, với thuế GTGT, công ty Ngân Lượng kê khai khấu trừ thuế GTGT hàng hoá dịch vụ mua vào từ các đơn vị không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký và khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hóa đơn của một nhà cung cấp trong 1 ngày trên 20 triệu đồng thanh toán bằng tiền mặt. Công ty này cũng chưa kê khai thuế GTGT đối với quà tặng khách hàng; vi phạm về xác định thuế suất 10% quy định.
Về thuế TNDN, công ty xác định chi phí được trừ không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, chi phí không đầy đủ hồ sơ, chi phí khấu hao tài sản cố định không đúng quy định, phân bổ chi phí cho hoạt động ưu đãi và không ưu đãi chưa chính xác. Công ty cũng vi phạm về xác định các khoản chi không được trừ.
Ngoài ra, Ngân Lượng cũng khấu trừ thiếu thuế TNCN từ đầu tư vốn, khấu trừ thiếu thuế GTGT nộp thay cá nhân kinh doanh.
Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Cổng trung gian thanh toán Ngân lượng (tên gọi cũ là Công ty cổ phần Ngân Lượng) được thành lập ngày 10/9/2012. Doanh nghiệp hoạt động chính trong dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy tính… Doanh nghiệp này do ông Nguyễn Hoà Bình làm Chủ tịch HĐQT và ông Đinh Hồng Quân làm Tổng Giám đốc với số vốn điều lệ ban đầu là 52 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ông Quân còn đại diện diện ở một số doanh nghiệp như Công ty cổ phần Dịch vụ Godgame; Công ty cổ phần Công nghệ HTTPS Việt Nam.
Được biết, Ngân Lượng từng bán 50% vốn cho Mol Accessport Al And.Bhd. Tuy nhiên, đến ngày 21/12/2018, nhà đầu tư Malaysia thoái vốn, Nganluong Holdings Limited đã thay thế đơn vị này sở hữu 50% vốn điều lệ.
Theo giới thiệu trên website, Ngân Lượng nhận là cổng thanh toán internet banking lớn nhất Việt Nam, cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến tức thì thông qua tài khoản internet banking cá nhân vào tài khoản ví điện tử ngânlượng.vn.
Ngân Lượng ra đời ngay ở giai đoạn đầu thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến mới nhen nhóm phát triển tại Việt Nam và từng là “gà đẻ trứng vàng” cho hệ sinh thái Tập đoàn NextTech (NextTech Group) của shark Bình.
Theo báo cáo, luỹ kế 4 năm từ 2016 đến 2019, Ngân Lượng mang về cho NextTech tổng cộng 166 tỷ lợi nhuận.
Đáng chú ý, vào năm 2018, cơ quan Công an đã triệt phá đại án đánh bạc trực tuyến do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu gây chấn động cả nước.
Trong tài liệu của cơ quan điều tra đã nhắc tên nhiều công ty trung gian thanh toán liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ nạp tiền đánh bạc bằng thẻ cào cho đường dây tổ chức đánh bạc Rikvip/Tip.club. Trong đó có tên cổng thanh toán Ngân Lượng.
Ông Nguyễn Hòa Bình khởi nghiệp bằng việc thành lập Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Hoà Bình (PeaceSoft), một doanh nghiệp chuyên viết phần mềm cho các doanh nghiệp.
Sau khi được quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures rót vốn, PeaceSoft nhanh chóng phát triển và là đối tác kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam của eBay.
Năm 2016, shark Bình tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp theo mô hình tập đoàn và đổi tên thành NextTech. Mục đích của việc chuyển đổi theo giới thiệu là nhằm đưa công ty tham gia vào cuộc chơi lớn hơn.
Dữ liệu doanh nghiệp mới nhất thể hiện cơ cấu sở hữu NextTech tiếp tục có sự biến động khi ông Nguyễn Hoà Bình nắm giữ 70% vốn, ông Nguyễn Huy Hoàng nắm giữ 29,5% và Công ty TNHH đầu tư Phúc An Hải (Phúc An Hải) nắm giữ 0,5%.
Chỉ trong vài năm, NextTech đã liên tục cho ra mắt các sản phẩm mới như gải pháp thanh toán thẻ tín dụng trên di động mPOS, cổng thương mại điện tử xuyên biên giới WeShop, giải pháp hậu cần kho vận cho thương mại điện tử Boxme, hay ví điện tử trên di động Vimo đồng thời mở rộng hoạt động sang các nước ngoài.
NextTech từng được ví như “Alibaba của Việt Nam” và được bầu chọn là 1 trong Top 10 doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet tại Việt Nam giai đoạn 2007-2017.
Trong danh mục đầu tư, NextTech đang rót vốn vào hơn 20 doanh nghiệp, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ tài chính, truyền thông.
Những doanh nghiệp đáng chú ý do NextTech xây dựng và rót vốn phải kể tới nhóm fintech với cổng thanh toán Ngân Lượng, ví điện tử Vimo, nền tảng thanh toán AlePay, mPOS, Nextpay hay Tienngay.vn…
Ở lĩnh vực thương mại điện tử, NextTech cũng rót vốn vào nhiều nền tảng như Misell, Pushsale, Cuccu, Coolmate…
Ngoài ra, NextTech còn đầu tư vào lĩnh vực e-logistic với thương hiệu Boxme, HeyU, FastGo và lĩnh vực truyền thông với Topcv, Schola, Tick.com…
Một cái tên khác nổi bật trong hệ sinh thái của NextTech Group là ví điện tử Vimo. Đây là đơn vị trung gian thanh toán đầu tiên cho phép khách Trung Quốc sử dụng ví điện tử WeChat Pay thanh toán tại Việt Nam.
Ngoài Ngân Lượng và Vimo, NextTech Group cũng có nhiều khoản đầu tư đáng chú ý khác như rót gần 10 tỷ đồng vào TopCV. Tuy nhiên, đại diện của TopCV cho biết, công ty chỉ nhận khoản tiền đầu tư chứ không thuộc về hệ sinh thái của NextTech.
Ngoài thị trường Việt Nam, Nexttech cũng cho biết đã phát triển hàng chục chi nhánh với hàng trăm nhân viên tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau như Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan & Trung Quốc.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.