Học thuật

Viện trợ song phương là gì? Viện trợ ODA là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Trợ giúp song phương hay viện trợ song phương (bilateral assistance) là gì? Viện trợ ODA là gì?

Viện trợ song phương là gì? Viện trợ ODA là gì?

Trợ giúp song phương hay viện trợ song phương (bilateral assistance) là sự trợ giúp hay viện trợ dựa trên một thỏa thuận trực tiếp giữa hai nước; nó khác với viện trợ đa phương ở chỗ loại viện trợ này được một nhóm nước hay tổ chức quốc tế cung cấp.

Viện trợ song phương là gì?

Trợ giúp song phương hay viện trợ song phương (bilateral assistance) là sự trợ giúp hay viện trợ dựa trên một thỏa thuận trực tiếp giữa hai nước; nó khác với viện trợ đa phương ở chỗ loại viện trợ này được một nhóm nước hay tổ chức quốc tế cung cấp.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Viện trợ ODA là gì?

Theo chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc: ODA là viện trợ không hoàn lại hoặc là cho vay ưu đãi của các tổ chức nước ngoài, với phần viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% giá trị của khoản vốn vay.

Như vậy, hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đúng như tên gọi của nó là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cầp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém phát triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này.

Măc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng ODA có các đặc điểm chính đó là: Do chính phủ của một nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho các cơ quan chính thức của một nước; không cấp cho những chương trình dự án mang tình chất thương mại, mà chỉ nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn về tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội của nước nhận viện trợ; tính ưu đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vốn vay.

Quá trình cung cấp ODA đem lại lợi ích cho cả hai phía: bên các nước đang và kém phát triển có thêm khối lượng lớn vốn đầu tư từ bên ngoài để sử dụng vào nhiều mục đích như đầu tư, nghiên cứu để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé của mình. Phía còn lại cũng đạt được những lợi ích trong các điều kiện bắt buộc kèm theo các khoản viện trợ cho vay, đồng thời gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho họat động của các công ty của mình khi thực hiện đầu tư tại các nước nhận viện trợ.

Tin mới lên