'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nâng cấp quan hệ
Ngày 7/3, tại Thủ đô Canberra, Australia, sau khi hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã trao đổi tuyên bố về việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện - mức cao nhất trong quan hệ ngoại giao.
Kể từ thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương vào ngày 26/2/1973, Việt Nam và Autralia đã trải qua những giai đoạn phát triển và đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.
Năm 2009, hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện nhân chuyến thăm Australia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Năm 2017, Australia và Việt Nam công bố quan hệ song phương sẽ được nâng cấp thành quan hệ Đối tác Chiến lược và vào ngày 15/03/2018, hai bên ký Tuyên bố chung về Thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược. Năm 2023, Australia và Việt Nam đã kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao.
"5 thập kỷ đó đã chứng kiến Australia và Việt Nam xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài, tình hữu nghị dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau, mối quan hệ gia đình và cộng đồng cũng như tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương cởi mở, ổn định và thịnh vượng. Việc nâng cấp mối quan hệ của chúng ta lên Đối tác Chiến lược toàn diện hôm nay sẽ đưa Australia và Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của nhau", Thủ tướng Australia Anthony Albanese phát biểu ngày 7/3.
Ông cho rằng việc Việt Nam-Australia nâng cấp quan hệ lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước sâu rộng, thực chất, hiệu quả trên các lĩnh vực, như chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, tài nguyên, bao gồm các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, thương mại đầu tư, nông nghiệp, quốc phòng, giáo dục, đào tạo…
Thủ tướng Anthony Albanese bày tỏ vui mừng khi mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia có thêm một số trụ cột về hợp tác chống biến đổi khí hậu, môi trường và hợp tác về năng lượng, khi cả Australia và Việt Nam đều có cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Thủ tướng Australia cho biết, hai bên quan tâm thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư để thúc đẩy thịnh vượng về kinh tế giữa hai nước. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam-Australia năm 2022 đã đạt 25,7 tỷ AUD, tăng 75% so với năm 2020.
Australia đang thực hiện Chiến lược kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040. Để tăng cường quan hệ kinh tế và tăng cường đầu tư giữa hai nước, Thủ tướng Australia đã công bố tại Melbourne vào đầu tuần này việc mở rộng chương trình hỗ trợ các công ty công nghệ Australia tại Việt Nam có thể tăng cường đầu tư, nghiên cứu hơn nữa những thị trường mới…
"Nhiều việc đang được thực hiện trên phạm vi cả Chính phủ Australia nhằm xây dựng quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam", ông nói.
Hiện nay, Việt Nam và Australia cùng tham gia vào ba Hiệp định thương mại tự do khu vực (FTA) quan trọng là AANZFTA, CPTPP và RCEP. Các FTA đã góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – Australia phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đồng thời mở ra quan hệ hợp tác song phương trong các lĩnh vực mới như: lao động, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ…
Đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam
Nhìn lại hơn nửa thế kỷ phát triển quan hệ, Australia đã trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Đặc biệt, sau thời điểm kinh tế Việt Nam vươn mình mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực kinh tế mới của châu Á, quan hệ kinh tế Việt Nam - Australia có những bước tiến mạnh mẽ trong giai đoạn gần đây.
Kim ngạch thương mại song phương đạt mức tăng trưởng tốt: Năm 2022 đạt 15,7 tỷ USD (tăng 26,7% so với năm 2021), trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 5,6 tỷ USD (tăng 26,2% so với năm 2021) và kim ngạch nhập khẩu đạt 10,1 tỷ USD (tăng 27,3% so với năm 2021). Nhập siêu của Việt Nam từ Australia đạt 4,6 tỷ USD (tăng 28,7% so với năm 2021).
Năm 2023, thương mại hai chiều đạt gần 14 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 5,2 tỷ USD và nhập khẩu 8,5 tỷ USD từ Australia, thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy.
Người đứng đầu Văn phòng Thương mại Việt Nam tại Australia Nguyễn Phú Hòa cho biết thương mại song phương đang hồi phục tốt và tăng trưởng tích cực trong tháng 1, với tổng kim ngạch thương mại tăng 43,4% so với cùng kỳ lên 1,25 tỷ USD trong tháng.
Theo Vụ Thị trường Á - Phi thuộc Bộ Công Thương, Việt Nam và Australia là đối tác thương mại lớn thứ 10 của nhau vào năm 2023. Đặc biệt, Australia hiện là nhà cung cấp quan trọng cho các ngành công nghiệp, năng lượng của Việt Nam như than (45,77%). trong tổng lượng than nhập khẩu của Việt Nam) và quặng và khoáng sản khác (44,78%).
Australia đã mở cửa cho vải thiều, xoài, thanh long, nhãn, tôm đông lạnh của Việt Nam. Việt Nam đang nỗ lực xin giấy phép bán chanh dây, chôm chôm, vú sữa, dừa tươi, sầu riêng và tôm tươi sang Australia.
Trong khi đó, Australia đang đề xuất Việt Nam nhập khẩu thịt nai, kangaroo, mật ong, đào và xuân đào.
Hai nước có triển vọng thương mại lớn khi là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Ngoài ra, Việt Nam và Australia đã công bố và thực hiện chiến lược kinh tế nhằm tăng cường thương mại và đầu tư trong giai đoạn 2021-2025, tập trung vào mối quan hệ đang phát triển mạnh mẽ trong thương mại.
Nhà đầu tư FDI và nguồn cấp vốn ODA
Tính đến cuối tháng 2/2024, số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các doanh nghiệp Australia hiện có 631 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 2,037 tỷ USD, đứng thứ 20/143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Đầu tư của Australia vào Việt Nam tập trung vào 18 ngành, lĩnh vực, dẫn đầu là công nghiệp chế biến, chế tạo. Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 133 dự án, tổng vốn đăng ký 954,68 triệu USD; Dịch vụ lưu trú và ăn uống đứng thứ hai với 31 dự án và tổng vốn đăng ký 154,32 triệu USD; Lĩnh vực nông-lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ 3 với 25 dự án, tổng vốn đăng ký 120,04 triệu USD.
45 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã thu hút dự án FDI của Australia, dẫn đầu là Bà Rịa - Vũng Tàu với 16 dự án và tổng vốn đăng ký 392,21 triệu USD, tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh với 309 dự án, tổng vốn đăng ký 231,12 triệu USD và Hà Nội với 123 dự án, tổng vốn đăng ký 209,63 triệu USD.
Tính đến hết tháng 12/2023, Việt Nam có 92 dự án đầu tư vào Australia, với tổng vốn đăng ký hơn 552 triệu USD. Australia là một trong những đối tác song phương cung cấp nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.
Một số dự án tiêu biểu là các dự án của Tập đoàn TH trị giá 135 triệu USD, Tập đoàn An Viên đầu tư 18 triệu USD vào vùng Bắc Australia; Tập đoàn Vinfast với 20 triệu USD ở thành phố Melbourne; Công ty cổ phần Hàng không VietJet ký thỏa thuận đầu tư hạ tầng sân bay ở thành phố Melbourne và đang xúc tiến mở đường bay trực tiếp với các thành phố lớn của Australia, như Sydney, Melbourne, Perth…
Về ODA, Australia đã cung cấp cho Việt Nam nguồn vốn ổn định. Trong 50 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ song phương, ODA của Australia dành cho Việt Nam đạt tổng cộng 3 tỷ AUD ( 1,95 tỷ USD). Trong 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Australia đã hỗ trợ ODA Việt Nam khoảng 3 tỷ AUD (tương đương 47.000 tỷ VNĐ)
Nguồn ODA đạt trung bình 92,7 triệu AUD/năm trong giai đoạn 2013 - 2019 và 78,9 triệu AUD/năm trong giai đoạn 2020 - 2022. Trong năm tài chính 2022-2023, ODA dành cho Việt Nam tăng 18% - mức tăng lớn nhất kể từ năm 2015.
Phần lớn nguồn tài trợ này dành cho đổi mới, hỗ trợ phát triển và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động lành nghề, trao quyền kinh tế cho phụ nữ, ứng phó với Covid-19, tạo điều kiện và thu hút khu vực tư nhân tham gia phát triển kinh tế xã hội.
Những công trình mang tính biểu tượng
Hồi tháng 5/2000, cầu Mỹ Thuận với vai trò huyết mạch quan trọng nối liền khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các vùng đã hoàn thành. Đây là cầu dây văng đầu tiên của nước ta, là một dự án trọng điểm, khởi đầu giai đoạn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cấp chính phủ được thiết lập giữa Việt Nam và Australia. Cầu Mỹ Thuận có tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó, Chính phủ Australia tài trợ 66%.
Đến năm 2018, một cây cầu dây văng khác là Cầu Cao Lãnh được khánh thành, tổng kinh phí xây dựng 7.500 tỷ đồng, trong đó vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia là khoảng 160 triệu USD. Đây cũng là một trong những công trình gắn liền với mối quan hệ Việt Nam - Australia.
Xem thêm >> Vietjet công bố đường bay Melbourne – Hà Nội tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Australia 2024
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.