Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt mức thuế 60 tỷ USD đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, Trung Quốc đã lập tức đáp trả bằng kế hoạch đánh thuế trị giá 3 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu của Mỹ.
Các công ty, người lao động, người tiêu dùng của Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ bị tổn thương khi lãnh đạo hai nước mải mê với các đòn trả đũa lẫn nhau.
Thế nhưng, chuyên gia của Bloomberg lại nhận định rằng "không phải ai cũng thua trong một cuộc chiến thương mại". Phần còn lại của châu Á sẽ được hưởng lợi, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó nổi lên cái tên Việt Nam.
Một mặt, chiến tranh thương mại có thể là thảm hoạ cho các quốc gia châu Á. Bởi lẽ, thâm hụt đối với xuất khẩu của Trung Quốc có thể lan tới các chuỗi cung ứng trải dài khắp khu vực, đánh cắp cơ hội tăng trưởng và việc làm của các nước châu Á.
Đồng thời, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ mang tới nguy cơ nổ ra một cuộc chiến kinh tế khác - cuộc chiến giữa Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu toàn cầu.
Thế nhưng, đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển, lợi ích lâu dài có thể vượt trội hơn những thiệt hại ngắn hạn mà cuộc chiến này mang đến.
Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Từ lâu, Trung Quốc đã là điểm đến của các công ty Mỹ và châu Âu muốn sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt là hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động như quần áo, giày dép và điện tử. Tuy nhiên, khi giá nhân công của các nhà máy ở Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong các nền kinh tế châu Á mới nổi thì làn sóng đầu tư đã dần chuyển sang các nước đang phát triển với chi phí nhân công rẻ hơn.
Các công ty lớn trên thế giới sản xuất hàng may mặc và điện tử đã tìm kiếm cơ hội ở Việt Nam và Ấn Độ. Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, kể cả với những ngành mà Trung Quốc chiếm ưu thế như may mặc, sản xuất linh kiện điện thoại di động.
Năm 2017, điện thoại các loại và linh kiện đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, chiếm 21,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước, đạt 45,27 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2016.
Cũng trong năm 2017, xuất khẩu toàn ngành dệt may của Việt Nam đạt 31 tỷ USD; trong khi nhập khẩu nguyên phụ liệu ước đạt 19 tỷ USD. Nếu trừ đi lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ làm hàng nội địa, thì xuất siêu lên tới 15,5 tỷ USD – mức cao nhất trong lịch sử xuất khẩu dệt may.
Cho đến nay, Trung Quốc đang "níu giữ" các ngành xuất khẩu giá trị thấp bằng cách bù đắp chi phí, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn và phát triển mạng lưới cung cấp rộng hơn, đáng tin cậy hơn. Đây là điều mà các nước đang phát triển khó có thể làm được. Năm 2017, mặc dù hàng dệt may của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ tăng đáng kể song lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường này vẫn áp đảo, với giá trị gần 39 tỷ USD.
Chuyên gia nhận định cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể thay đổi thế cờ. Các công ty Mỹ đang phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ buộc phải thiết kế lại chuỗi cung ứng của họ vì những vấn đề thuế quan mà chính phủ hai nước áp dụng để trả đũa nhau.
Các công ty đa quốc gia và các nhà cung cấp của Mỹ sẽ phải tìm kiếm các công xưởng thay thế Trung Quốc. Đây là tin xấu cho Trung Quốc.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy đổi mới và tạo ra những ngành công nghiệp xuất khẩu công nghệ cao nhưng đây không phải là việc một sớm một chiều. Hiện nay, Trung Quốc vẫn đang phụ thuộc vào các ngành xuất khẩu giá trị thấp để giải quyết việc làm cho lao động phổ thông – một vấn đề lớn của quốc gia hơn 1 tỷ dân này.
Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa dự đoán được những tác động cụ thể mà chính sách thuế của ông Trump ảnh hưởng tới các nhà máy của Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ-Trung tránh được cuộc đối đầu kéo dài thì mối đe dọa về sự phá vỡ thương mại vẫn luôn trực chờ. Điều này làm giảm niềm tin của các công ty Mỹ đang đầu tư tại Trung Quốc. Và họ chắc chắn sẽ đẩy nhanh quá trình tìm kiếm một nơi sản xuất thay thế Trung Quốc.
Về phía ông Trump, chính phủ của ông không còn cách nào khác là phải cắt giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Các nhà máy của Mỹ đang sản xuất ở Trung Quốc đa phần sẽ không thể "tiếp sức" cho ông Trump bằng cách đưa việc sản xuất về Mỹ vì việc này quá tốn kém.
Khi thâm hụt thương mại của Mỹ ở Trung Quốc dần dần được cắt giảm, "chuyến bay" của các công xưởng sẽ đến phần còn lại của châu Á nhanh hơn. Trong đó, Việt Nam được dự đoán là bến đỗ mới của các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu.
Khả năng này không còn xa vì Việt Nam đã trở thành một nước đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thâm hụt thương mại của Mỹ ở Việt Nam năm 2017 là 38 tỷ USD, gấp ba lần so với năm 2011.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.