'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Năm 2018, tăng trưởng GDP của Việt Nam ước đạt 7,08%, cao hơn mục tiêu 6,7% đề ra và cũng cao hơn mọi dự báo. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua, kể từ năm 2008, sau khi Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Đáng chú ý là dù tăng trưởng GDP ở mức cao song nền kinh tế vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng ở mức 3,54% - đảm bảo mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng dưới 4%, nợ công giảm so với năm 2017. Đặc biệt, trong bối cảnh ngân sách gặp nhiều khó khăn, ngân sách năm nay đã vượt thu 3,5 tỷ USD, góp phần giúp cho bức tranh kinh tế vĩ mô thêm những gam màu sáng.
Theo thống kê, dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2018 ước đạt 60 tỷ USD, tăng 3,3 lần so với cách đây 3 năm, khi Chính phủ bắt đầu nhiệm kỳ mới.
Nguồn dự trữ ngoại tệ kỷ lục đã giúp Ngân hàng Nhà nước chủ động hơn trong can thiệp thị trường tỷ giá. Nhờ vậy, dù năm 2018 thị trường tài chính thế giới biến động rất mạnh, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 4 lần, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc diễn ra... khiến nhiều nước trong khu vực phải điều chỉnh mạnh giá đồng nội tệ, song tỷ giá đồng Việt Nam chỉ tăng hơn 2%.
Tỷ giá, thị trường vàng, ngoại tệ, giá trị đồng Việt Nam ổn định đã tạo niềm tin cho nhà đầu tư, tiền đề cho kinh tế nước ta tiếp tục phát triển. Trong năm 2018, kiều hối của Việt Nam cũng đã đạt 15,9 tỷ USD, đưa Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm những nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới.
"Siêu Ủy ban" đã chính thức trở thành đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty lớn với số vốn 1 triệu tỷ đồng, tài sản trị giá 2,3 triệu tỷ đồng.
Sự ra đời Ủy ban là bước đi quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Với việc Ủy ban chính thức đi vào hoạt động, sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nhà nước được kỳ vọng sẽ cao hơn, hoạt động doanh nghiệp nhà nước hiệu quả hơn, công khai, minh bạch hơn, đóng góp vào sự phát triển đất nước. Hoạt động hiệu quả của Ủy ban cũng là chìa khóa cho việc khơi thông, tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán 2018 chứng kiến tình trạng biến động mạnh nhất trong 10 năm kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Đây là năm đầu tiên thị trường chứng khoán suy giảm trong 5 năm qua. Trước đó, chỉ số chứng khoán song hành với đà tăng trưởng của nền kinh tế, đạt mức tăng trưởng cao, có năm lên đến 47% (năm 2017).
Trong năm 2018, VN-Index từng lập đỉnh cao mới trong lịch sử ở mức 1.211 điểm (ngày 10/4/2018), nhưng sau đó lại có quá trình sụt giảm mạnh 27% xuống đáy 888 điểm (ngày 30/10/2018). Đây là diễn biến rất đáng chú ý trong một năm kinh tế vĩ mô đạt được mức tăng trưởng lạc quan.
Trong năm 2018, các hoạt động M&A tiếp tục diễn ra trên quy mô lớn với sự vào cuộc tích cực của dòng vốn ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Các ngành chiếm ưu thế trong thị trường M&A 2018 là bất động sản, tài chính – ngân hàng, sản xuất công nghiệp. Dù chưa có con số chính thức, nhưng các dự báo cho rằng giá trị M&A 2018 có thể đạt mốc 6,5 - 6,9 tỷ USD, bằng 63,7% so với năm 2017.
Một số thương vụ tiêu biểu của thị trường M&A 2018 có thể kể đến như: An Quý Hưng thâu tóm Vinaconex, Tập đoàn The Nawaplastic Industries (Saraburi) của Thái Lan thâu tóm Nhựa Bình Minh, VinFast thâu tóm General Motors Việt Nam, Vinhomes mua hai dự án của Berjaya tại Việt Nam…
Điểm nhấn đáng chú ý nhất trong năm 2018 là việc ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch BIDV, cùng một số đồng sự bị bắt và bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại BIDV.
Năm 2018 cũng chứng kiến các phiên tòa xét xử các vụ án nghiêm trọng xảy ra tại các ngân hàng.
Những cá nhân đáng chú ý được cơ quan chức năng “gọi tên” gồm: ông Trương Văn Tuyến (cựu chủ tịch Vinashin), ông Đỗ Văn Khạnh (cựu tổng giám đốc PVEP), ông Nguyễn Hoài Giang (cựu chủ tịch Lọc hóa dầu Bình Sơn), ông Nguyễn Ngọc Sự (cựu chủ tịch Vinashin) do liên quan đến vụ án OceanBank; ông Trần Phương Bình (cựu tổng giám đốc DongA Bank), ông Phan Văn Anh Vũ (cựu chủ tịch Công ty Bắc Nam 79) do liên quan đến vụ án DongA Bank…
Bên cạnh ba ông lớn của ngành: Home Credit, FE Credit, HD Saison, thị trường tài chính tiêu dùng 2018 đã chào đón thêm những tên tuổi mới. Điều này khiến cuộc chơi cho vay tiêu dùng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Những gương mặt mới tiêu biểu xuất hiện trong năm qua có thể kể đến gồm: SHB Finance (của Ngân hàng SHB), Easy Credit (của EVN Finance), VietCredit (của Công ty Tài chính cổ phần Xi măng).
Ngoài sự gia nhập của các tay chơi mới, thị trường tài chính tiêu dùng cũng ghi nhận các thương vụ M&A đáng chú ý, như: Tập đoàn Tài chính Shinhan thâu tóm Prudential Finance với giá 151 triệu USD, Công ty TNHH Thẻ Lotte thâu tóm TechcomFinance với giá 1.700 tỷ đồng.
Năm 2018 chứng kiến Việt Nam lần đầu tiên có tới 4 doanh nhân được đưa vào danh sách tỷ phú của Forbes đó là các ông: Phạm Nhật Vượng (chủ tịch Vingroup), Trần Đình Long (chủ tịch Hòa Phát), Trần Bá Dương (chủ tịch THACO) và bà Nguyễn Thị Phương Thảo (tổng giám đốc Vietjet Air).
Trong 4 gương mặt này, ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo là “người quen” với số năm góp mặt trong danh sách tỷ phú lần lượt là 6 và 2 năm.
Tại thời điểm được công nhận là tỷ phú năm 2018, tài sản của ông Vượng là 4,3 tỷ USD, bà Thảo là 3,1 tỷ USD, ông Dương là 1,8 tỷ USD và ông Long là 1,3 tỷ USD.
Năm qua, tài sản của các tỷ phú biến động khá mạnh. Có thời gian, ông Trần Đình Long bị bật khỏi danh sách tỷ phú do đà giảm của cổ phiếu HPG, tuy nhiên ngay sau đó, ông Long đã trở lại với danh sách này.
Ngoài 4 gương mặt trên, năm 2018, hãng tin Bloomberg đã chính thức thừa nhận ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch tâp đoàn Masan, là tỷ phú USD của Việt Nam với khối tài sản 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, Forbes không đưa ông Quang vào danh sách xếp hạng tỷ phú của mình.
Năm qua, ngành ngân hàng chứng kiến nhiều vụ tranh chấp giữa khách hàng và nhà băng. Sự việc liên quan đến khách hàng Chu Thị Bình và ngân hàng Eximbank có thể xem là một ví dụ điển hình.
Năm 2018 cũng là năm ghi nhận nhiều vụ việc nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực tài chính tiêu dùng. Tình trạng tín dụng đen hoành hành ngày càng nghiêm trọng và đã có nhiều vụ việc bị khởi tố.
Đây cũng là năm xảy ra nhiều vụ cướp ngân hàng, tiệm vàng nghiêm trọng.
Một trong những dự luật gây xôn xao thời gian qua là dự thảo Luật chứng khoán (sửa đổi). Dự thảo luật này đưa ra quy định chuyển tiếp yêu cầu các doanh nghiệp đã niêm yết phải đáp ứng điều kiện về vốn và cơ cấu cổ đông trong vòng 2 năm kể từ khi luật này có hiệu lực. Nếu sau 2 năm mà không đáp ứng thì doanh nghiệp sẽ bị hủy tư cách công ty đại chúng. Như vậy, nếu được thông qua, dự kiến sẽ có hàng trăm doanh nghiệp bị hủy niêm yết do không đáp ứng yêu câu về vốn. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng băn khoăn về việc dự luật mở rộng phạm vi người có liên quan, các điều kiện gia tăng khi IPO hay chào bán thêm chứng khoán ra công chúng…
Bên cạnh dự luật chứng khoán (sửa đổi), một văn bản khác cũng có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp là Nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã được Chính phủ ban hành.
Theo nghị định này, doanh nghiệp sẽ được phép phát hành trái phiếu thành nhiều đợt để huy động vốn, phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đầu tư... Doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu cũng không bắt buộc phải có lãi năm liền kề trước năm phát hành như quy định trước đây. Nghị định mới này, do đó, được cho là "cởi trói" cho doanh nghiệp bằng việc nới lỏng các điều kiện phát hành trái phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.