Viglacera Hà Nội và 'nỗi ám ảnh' nợ nần

Thế Anh - 22/11/2018 17:34 (GMT+7)

Từng bị Cục Thuế Hà Nội nêu tên nợ thuế 70 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Viglacera Hà Nội (UPCoM: VIH) đang ngập trong nợ nần. Tình trạng này làm cho cấu trúc tài chính của Viglacera Hà Nội mất cân đối và gặp nhiều rủi ro. Nhưng đấy không phải nỗi lo duy nhất của Viglacera Hà Nội ở thời điểm hiện tại.

VNF
Các khoản nợ bủa vây trong khi hiệu quả kinh doanh của Viglacera Hà Nội giảm sút rõ rệt.

Biên lợi nhuận giảm mạnh

Ngày 24/4/2017, 2,8 triệu cổ phiếu VIH được giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngay sau đó, giá cổ phiếu VIH liên tục tăng mạnh và có lúc đạt đỉnh là 28.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 27/6/2017.

Một trong những yếu tố hỗ trợ cổ phiếu VIH là sự tăng trưởng hoạt động kinh doanh của Viglacera Hà Nội. Cụ thể, tại thời điểm đầu năm 2016, tổng lỗ lũy kế của doanh nghiệp này lên tới 15,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2016 và 2017 lần lượt là 22 tỷ đồng và 19,5 tỷ đồng đã giúp Viglacera xóa đi khoản lỗ lũy kế này. Với vốn điều lệ là 28 tỷ đồng, thu nhập cơ bản trên một cổ phần (EPS) của công ty năm 2016 và 2017 lần lượt là 7.848 đồng và 6.958 đồng.

9 tháng năm 2018, hiệu quả kinh doanh của Viglacera Hà Nội giảm sút rõ rệt. Báo cáo tài chính 9 tháng 2018 của công ty cho biết doanh thu thuần đạt 377,3 tỷ đồng, tăng trưởng 45% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, với biên lợi nhuận gộp giảm từ 21% xuống còn 12%, lợi nhuận gộp của Viglacera Hà Nội chỉ còn 48,2 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong khi đó, các khoản chi phí của công ty đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, chi phí lãi vay tăng gần gấp đôi, từ 8,4 tỷ đồng lên 15,7 tỷ đồng; tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 20% lên 20,7 tỷ đồng; các khoản chi phí khác tăng nhẹ lên 9,8 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận trước thuế của công ty chỉ đạt 2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 7 triệu đồng, chênh lệch quá lớn so với mức lãi ròng 15,8 tỷ đồng đạt được trong 9 tháng đầu năm 2017.

Với kết quả như vậy, hiện cổ phiếu VIH được giao dịch quanh mức giá 9.000 đồng/cổ phiếu với thanh khoản thấp.

Áp lực các khoản phải trả

Việc sụt giảm lợi nhuận không phải là nỗi buồn duy nhất của cổ đông Viglacera Hà Nội. Cơ cấu nguồn vốn bị mất cân đối cũng là điều đáng quan ngại. Cụ thể, tại thời điểm cuối quý III/2018, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản là 92%. Báo động hơn là nợ ngắn hạn chiếm 83% tổng nợ.

Chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn luôn luôn là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn. So với thời điểm đầu năm 2018, con số nợ vay ngắn hạn của Viglacera Hà Nội đã tăng tới 34,5%, từ 149,5 tỷ đồng lên gần 201 tỷ đồng. Nếu tính cả các khoản dài hạn, tổng vay nợ của Viglacera Hà Nội đã lên tới 261 tỷ đồng. Trong đó, chủ nợ lớn nhất của Viglacera Hà Nội là Agribank với giá trị tại thời điểm 30/9/2018 là 159,3 tỷ đồng.

Hệ số khả năng thanh toán của công ty luôn ở trạng thái báo động. Cụ thể, hệ số khả năng thanh toán hiện thời chỉ còn 0,6. Điều đó có nghĩa tổng tài sản ngắn hạn của Viglacera Hà Nội không có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn.

Cùng với đó, việc trả các khoản lãi vay cũng là một áp lực với Viglacera Hà Nội. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty 9 tháng đầu năm đạt 17,3 tỷ đồng, không lớn hơn nhiều so với chi phí lãi vay là 15,3 tỷ đồng.

Như đã nói ở trên, lợi nhuận của Viglacera Hà Nội đang có xu hướng giảm, kết hợp với sự tăng mạnh của vay ngắn hạn ghi nhận cuối quý III/2018. Chính vì vậy, năm 2019, nếu công ty không cải thiện hiệu quả kinh doanh, khả năng không thanh toán được các khoản lãi vay là rất cao.

Ngoài các khoản gốc và lãi ngân hàng phải thanh toán, Viglacera Hà Nội cũng đang phải giải quyết các khoản chi phí liên quan đến thuế.

Cụ thể, kiểm toán viên có lưu ý trong báo cáo tài chính bán niên 2018 của công ty như sau: “Công ty chưa phản ánh trên báo cáo tài chính các khoản phạt chậm nộp liên quan đến khoản thuế giá trị gia tăng theo kết quả kiểm tra của cơ quan thuế tại nhà máy ở Hải Dương do chưa thống nhất được với cơ quan thuế. Số tiền thuế phải nộp sẽ tùy thuộc vào quyết định cuối cùng của Tổng cục Thuế”.

Theo Báo Đấu thầu
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.