Vinaland: Thua lỗ triền miên, nợ nần ngập mặt, đấu đá nội bộ, người mua lãnh đủ

Thụy Khanh - 28/11/2016 10:31 (GMT+7)

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Việt Nam - Vinaland (UPCoM: VNI) đang trải qua những tháng ngày tăm tối khi chìm sâu trong thua lỗ, nợ nần và khủng hoảng nội bộ.

Vinaland: Một phút huy hoàng rồi chợt tắt

Thành lập năm 2003 với tiền thân là Công ty TNHH Vinaland, Vinaland chính thức cổ phần hóa năm 2007 với vốn điều lệ 72 tỷ đồng. Đây cũng là năm Vinaland ghi nhận tình hình kinh doanh sáng sủa với mức lãi 9,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đó gần là tất cả những gì công ty này có thể làm được, bởi trong các năm sau, hoat động kinh doanh của Vinanland đã liên tục lao dốc. Năm 2008, lãi ròng của Vinaland sụt mạnh chỉ còn 830 triệu đồng; năm 2009, mức lãi được nâng lên 1,5 tỷ (nhờ lên sàn HOSE) nhưng đến năm 2011, lợi nhuận chỉ còn vỏn vẹn 75 triệu đồng.

Từ năm 2011 trở đi, Vinaland bắt đầu chuỗi ngày tăm tối khi lỗ 4 năm liên tiếp. Đặc biệt trong năm 2014, công ty báo lỗ 11,5 tỷ đồng. 

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 của Vinaland ghi nhận tình hình kinh doanh u ám với lợi nhuận âm hơn 6 tỷ đồng

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 của Vinaland ghi nhận tình hình kinh doanh u ám với lợi nhuận âm hơn 6 tỷ đồng

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 của Vinaland tiếp tục phơi bày bức tranh u ám với doanh thu chỉ đạt 6 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 4,7 tỷ, lợi nhuận sau thuế âm 6,2 tỷ. Tính đến hết năm 2015, lỗ lũy kế của Vinaland đã ở mức 25 tỷ đồng.

Theo báo cáo, Vinaland có tổng tài sản 278,5 tỷ đồng, tuy nhiên, phần tài sản dở dang dài hạn chiếm tới 251 tỷ, tập trung ở hai dự án là Vinaland Tower (159 tỷ) và chợ Phước Long (91 tỷ), tồn kho ước tính hơn 13 tỷ.

Tổng nợ của Vinaland đến hết năm 2015 là hơn 199 tỷ đồng. Trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 47 tỷ, vay và nợ thuê tài chính dài hạn hơn 91 tỷ, tổng cộng 138 tỷ đồng, gấp 1,7 lần vốn chủ sở hữu (79 tỷ đồng).

Vinaland Tower, chợ Phước Long: Muốn bán không được, muốn làm không xong

Kinh doanh thua lỗ kéo dài, Hội đồng quản trị của Vinaland đã hướng tới việc chuyển nhượng  2 dự án dang dở là Vinaland Tower và chợ Phước Long với mức giá chuyển nhượng lần lượt là 140 tỷ và 250 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tại Đại hội cổ đông bất thường 2016 vừa qua, các cổ đông đã phủ quyết việc chuyển nhượng dự án. Thay vào đó là kết luận "thống nhất đoàn kết, nhất trí trả nợ dần dần sớm nhất có thể và trả dứt nợ trước qúy III/2017"!

Vinaland tính chuyển nhượng hai dự án Vinaland Tower và dự án chợ Phước Long nhưng không được

HĐQT Vinaland tính chuyển nhượng hai dự án Vinaland Tower và dự án chợ Phước Long nhưng các cổ đông đã phủ quyết

Theo ông Trần Bình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinaland, dự án Vinaland Tower hiện đã hoàn thành khâu thiết kế, thẩm định thiết kế tại Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, vướng mắc là công ty không có tiền để thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (24 tỷ) và giải chấp tài sản thế chấp tại Ngân hàng VIB (35 tỷ)

Còn đối với dự án chợ Phước Long, ông Trần Bình Long thừa nhận hiện công ty đã xin điều chỉnh ranh đất từ khoảng 10 nghìn m2 xuống 8,7 nghìn m2 do không thỏa thuận được phần diện tích đền bù 1,3 nghìn m2. Tuy nhiên hồ sơ chưa được UBND thành phố chấp thuận do bị xét đến năng lực tài chính của chủ đầu tư. "Nếu công ty không thực hiện hết nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thì khó có thể được duyệt hồ sơ để tiếp tục thực hiện dự án", ông Long nói.

Vỡ mộng chứng chỉ nhà, khách hàng ăn trái đắng với Vinaland Tower

Liên quan đến dự án Vinaland Tower (15B Nguyễn Lương Bằng, phường Phú Mỹ, quận 7, TP. HCM) hồi năm 2009, Vinaland đã cho ra đời sản phẩm "chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở Vinaland".

Theo đó, Vinaland thiết lập các hợp đồng vay tiền của khách hàng với số vay là 5,1 triệu đồng/tháng (tương đương 1 chứng chỉ), thời hạn cho vay 60 tháng. Khách hàng có chứng chỉ sẽ được mua nhà với đơn giá gốc, với mỗi chứng chỉ tương ứng với mỗi mét vuông nhà. Ngoài ra, khách hàng còn được ưu tiên lựa chọn căn hộ trước khi công ty chào bán ra bên ngoài.

Vinaland còn cam kết khách hàng có quyền đề nghị công ty trả lại toàn bộ số tiền gốc và lãi suất gộp tính theo tháng, bằng 100% lãi suất cơ bản của Ngân  hàng Nhà nước tại thời điểm trả nợ.

Trong trường hợp hết thời hạn cho vay (60 tháng), nếu công ty vẫn chưa xây nhà, khách hàng có quyền yêu cầu công ty trả lại toàn bộ số tiền gốc và lãi suất gộp tính theo tháng, bằng 200% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm trả nợ.

Các khách hàng đã góp vốn cho Vinaland đứng trước nguy cơ mất trắng số tiền đã nộp

Các khách hàng đã góp vốn cho Vinaland đứng trước nguy cơ mất trắng số tiền đã nộp

Hứa hẹn là thế nhưng cho tới nay, chẳng những dự án Vinaland Tower chưa được xây mà khách hàng còn không đòi lại được số tiền (lên tới hàng chục tỷ đồng) đã góp cho Vinaland.

Năm 2015, trong một thông báo gửi tới khách hàng, Vinaland đã đề nghị người góp vốn hoán đổi từ Vinaland Tower sang mua sạp chợ tại dự án chợ Phước Long theo giá thị trường do công ty niêm yết, dù cho việc sang nhượng sạp chợ không hề có trong hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.

Chưa hết, đến năm 2016, Vinaland lại đột ngột thay đổi cách tính số tiền gốc và lãi suất cho khách hàng trong giai đoạn 2009 - 2014, từ 18% xuống còn 14%, sau thời điểm 2014 thì tính lãi suất 5%/năm cho đến hết năm 2015.

Bị "ép" mua sạp chợ, bị hạ lãi suất, nhưng nguy cơ lớn hơn nữa mà khách hàng của Vinaland phải đối diện là tương lai bất định của dự án Vinaland Tower khi chủ đầu tư đang chìm sâu trong thua lỗ, nợ nần và không đủ năng lực tài chính để triển khai tiếp dự án.

Chẳng những vậy, theo tờ Tin nhanh chứng khoán, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Minh Hoàng còn đang lên tiếng cáo buộc quyết định bãi miễn chức vụ của ông tại Vinaland là bất hợp pháp. 

Bằng chứng là ngày 18/11/2015, Vinaland có thông báo việc thay đổi mẫu con dấu của doanh nghiệp và thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu mới là ngày 20/11/2015, nhưng trước đó, trong biên bản họp Hội đồng quản trị về việc thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị và thay đổi người đại diện theo pháp luật, Vinaland đã chính thức sử dụng con dấu mới này.

Ông Trần Minh Hoàng cho biết hiện đã có đơn gửi Tòa án Nhân dân TP. HCM khởi kiện hành chính về việc thay đổi con dấu trái pháp luật, đồng thời cũng có đơn khởi kiện đến Tòa án Nhân dân quận 7, TP. HCM, yêu cầu bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp và các cá nhân tại công ty.

Chưa biết sự việc sẽ diễn biến tới đâu, nhưng với những gì đang xảy ra trước mắt, nguy cơ tan vỡ giấc mộng chứng chỉ nhà đối với khách hàng của Vinaland thực cũng chẳng khác gì việc treo chuông trên sợi chỉ mành.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.