Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Năm 2022, doanh thu thuần mục tiêu của Vĩnh Hoàn là 13.000 tỷ đồng, tăng 43,6% so với mức thực hiện năm 2021. Lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 1.500 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 36,5%.
Về kế hoạch đầu tư, Vĩnh Hoàn dự kiến chi 1.530 tỷ đồng cho các khoản đầu tư trong năm 2022.
Cụ thể, công ty sẽ đầu tư 100 tỷ đồng xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi, 350 tỷ đồng xây dựng xưởng chế biến bột cá – mỡ cá và cải tạo nhà máy tại Công ty Thanh Bình.
Vĩnh Hoàn cũng sẽ đầu tư 150 tỷ đồng vào các hoạt động của Công ty Vĩnh Hoàn Collagen; 150 tỷ đồng cải tạo nhà máy Vĩnh Phước, Vĩnh Hoàn, Sa Giang; 280 tỷ đồng đầu tư mở rộng vùng nuôi và 500 tỷ đồng đầu tư nhà máy chế biến trái cây.
Ban lãnh đạo Vĩnh Hoàn dự kiến trình ĐHCĐ phưong án chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20% (2.000 đồng/cổ phần) và bằng cổ phiếu với tỷ lệ tương đương (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 20 cổ phiếu mới).
Ngoài ra, Vĩnh Hoàn cũng có tờ trình về việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Cụ thể, công ty này lên kế hoạch phát hành tối đa hơn 3,6 triệu cổ phiếu ESOP với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm, mỗi năm được giải phóng 20% số lượng.
Mới đây, Vĩnh Hoàn đã thông qua phương án bán hơn 1,4 triệu cổ phiếu quỹ để bổ sung nguồn vốn lưu động. Phương thức giao dịch là khớp lệnh và/hoặc thoả thuận.
Thời gian thực hiện dự kiến trong 4/2022 đến tháng 5/2022, sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Tạm tính theo thị giá của VHC, Vĩnh Hoàn có thể thu về 135 tỷ đồng nếu bán hết số lượng cổ phiếu quỹ này.
Cổ phiếu VHC đóng cửa phiên 31/3 ở mức giá 94.800 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hoá thị trường ước tính hơn 17.200 tỷ đồng.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.