Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Biến cố ở Đồng Tâm có thể coi bắt nguồn từ năm 1980 khi Bộ Quốc phòng được giao xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn 3 xã của huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm.
Đến năm 2014, Bộ Quốc Phòng có quyết định giao đất cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) tiếp nhận, quản lý, sử dụng vào công trình quốc phòng A1, trong đó có 46ha thuộc xã Đồng Tâm. Đây là khu đất đồng Sênh, nơi người dân canh tác hàng chục năm qua. Dân muốn thành phố làm rõ trắng, đen ranh giới đâu là đất nông nghiệp, đâu là đất quốc phòng và khi thu hồi cần có giấy tờ cụ thể.
Vụ việc lên đến đỉnh điểm vào ngày 15/4/2017, khi 4 người bị bắt để phục vụ điều tra vụ án Gây rối trật tự công cộng liên quan đến giải tỏa đất ở xã Đồng Tâm. Hành động này vấp phải sự phản ứng dữ dội của người dân bởi trong số đó có cụ Lê Đình Kình (82 tuổi), người có tiếng nói và ảnh hưởng lớn đối với dân làng Hoành (Đồng Tâm). Ông Kình có hơn 60 năm tuổi Đảng, nguyên là Bí thư đảng ủy xã.
Sau khi ông Kình và những người khác bị đưa đi, một số công dân Đồng Tâm đã đập phá ôtô. 38 người (gồm cán bộ huyện Mỹ Đức, chiến sĩ công an, cảnh sát cơ động) bị người dân giữ trong nhà văn hóa thôn Hoành.
Ngày 16/4/2017, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chính thức phát thông tin liên quan đến vụ việc người dân giữ cán bộ, chiến sĩ cảnh sát ở xã Đồng Tâm.
Một ngày sau, người dân thôn Hoành cho biết họ đã trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Đến ngày 18/4, Công an Hà Nội cho biết người dân Đồng Tâm đã thả 15 cảnh sát cơ động và 3 người tự giải thoát. Đồng thời, 4 người dân Đồng tâm bị bắt trước đó đã được thả, riêng cụ Lê Đình Kình vẫn nằm viện điều trị (nguyên nhân sau đó được chính ông Nguyễn Đức Chung công khai là bị “ném lên ô tô”).
Cùng ngày, Thường trực Thành ủy Hà Nội thông tin việc phân công ông Chung chủ động tiếp xúc, đối thoại và giải quyết bức xúc của người dân.
Ngày 19/4, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn TP. Hà Nội đã về gặp gỡ dân Đồng Tâm. Cùng lúc, nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng, đề nghị Chủ tịch UBND TP. Hà Nội lập tổ công tác đối thoại với người dân.
Chiều 20/4, ông Nguyễn Đức Chung có mặt tại Mỹ Đức để đối thoại với người dân Đồng Tâm, cam kết làm rõ nguồn gốc đất khu sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng hay đất nông nghiệp - mấu chốt cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của nhiều người dân Đồng Tâm; điều tra đúng sai việc bắt 4 người. Tuy nhiên, người dân không đến.
Cùng ngày, Thanh tra TP Hà Nội quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn.
Đến sáng 21/4, người dân thôn Hoành thả thêm ông Đặng Văn Cảnh - Trưởng ban Tuyên giáo huyện Mỹ Đức.
Ngày 22/4, ông Nguyễn Đức Chung về UBND xã Đồng Tâm đối thoại trực tiếp với người dân. Ghi nhận 21 vấn đề bức xúc của bà con và hứa sẽ chỉ đạo giải quyết công tâm nhất. Sau đó ông Chung tới Nhà văn hóa thôn Hoành. Sau gần 2 giờ làm việc, toàn bộ 19 chiến sĩ được trở về nhà.
Ngày 13/6/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP. Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại xã Đồng Tâm, để điều tra về 2 tội danh: “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”.
Ngày 7/7/2017, Thanh tra thành phố Hà Nội công bố Dự thảo kết luận thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm. Theo hồ sơ quản lý đất nông nghiệp của UBND xã Đồng Tâm, xã Đồng Tâm không có đất nông nghiệp diện tích 59ha hoặc 49ha xứ đồng Sênh như ông Lê Đình Kình và một số công dân nêu.
Không đồng tình, ông Lê Đình Kình (đại diện cho một số người dân có khiếu kiện ở xã Đồng Tâm) gửi đơn lên Thanh tra Chính phủ đề nghị giải quyết và xem xét tính chính xác, hợp pháp của kết luận mà Hà Nội công bố.
Cuối tháng 4/2019, ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổ trưởng Tổ rà soát, Thanh tra Chính phủ khẳng định “kết luận như trên của Thanh tra Hà Nội là chính xác”.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ, theo quy định của pháp luật về đất đai, toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng, được Thủ tướng Chính phủ và UBND TP. Hà Nội giao cho các đơn vị quân đội quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng.
Tháng 8 và tháng 11/2019, Thanh tra Chính phủ và thành phố Hà Nội lần lượt có các cuộc họp để thông tin, đối thoại với nhiều người dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn.
Đến cuối năm 2019, lực lượng chức năng bắt đầu xây dựng tường rào bảo vệ sân bay này.
Trong quá trình xây dựng, sáng 9/1/2020, Bộ Công an phát thông tin một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng.
Hậu quả là 3 chiến sĩ công an hi sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.
Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.