Tài chính quốc tế

Vụ khủng bố 11/9 và những hình ảnh không thể lãng quên

(VNF) - Ngày 11/9/2001, toàn thế giới rúng động trước hàng loạt vụ tấn công kinh hoàng nhằm vào nước Mỹ. Bốn máy bay thương mại bị những kẻ khủng bố khống chế đã đâm vào các mục tiêu, trong đó có tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở thành phố New York, khiến khoảng 3.000 người tới từ hơn 90 quốc gia khác nhau thiệt mạng.

Vụ khủng bố 11/9 và những hình ảnh không thể lãng quên

Hiện trường vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất lịch sử nhân loại.

Thảm kịch bắt đầu xảy ra vào thời khắc 8h46 phút sáng 11/9/2011 (giờ địa phương), chiếc máy bay đầu tiên lao vào toà tháp Bắc của WTC.  Ảnh: Sky News
Đến 9h03, chiếc máy bay thứ 2, số 175 của United Airlines, đâm vào tòa tháp phía Nam. 
Tổng thống George W. Bush điện đàm với các quan chức Mỹ ngay sau khi nhận được thông tin về vụ khủng bố 11/9. Ảnh: Ari Fleischer
Hàng ngàn người đang làm việc và tham quan tại hai tòa tháp bỗng bị mắc kẹt, nhiều người trong số họ không biết chuyện gì đang xảy ra, chỉ biết la hét trong tuyệt vọng. Nhiều người thiệt mạng khi máy bay đâm thẳng vào tòa nhà, số khác thiệt mạng do hít khí độc hoặc do cháy. Đau đớn hơn là một số quá hoảng loạn và nhảy khỏi tòa nhà. Ảnh Reuters
Đến 9h59, tòa tháp Nam của WTC sụp đổ chỉ trong vòng 10 giây.
Chỉ trong vòng 102 phút tính từ thời điểm xảy ra vụ tấn công đầu tiên, tòa tháp đôi WTC - biểu tượng nền kinh tế nước Mỹ đã sụp đổ. Ảnh: Reuters.
Một phần rất nhỏ còn sót lại của tòa tháp đôi. Ảnh AP
Mọi người cố chạy thoát thân khi các tòa tháp của WTC đổ sập. Ảnh: AAP
Công tác cứu hộ, cứu nạn nhanh chóng được triển khai. Ảnh: AP
Những người may mắn sống sót sau vụ tấn công bước ra khỏi hiện trường đầy bụi bặm và những mảnh vỡ.
Những ngày sau khi cuộc tấn công xảy ra, lực lượng cứu hộ từ các bang lân cận cũng được huy động. Hình ảnh thi thể của các nạn nhân xấu số lần lượt được đưa ra từ bãi đổ nát khiến nhiều người ám ảnh.
Ảnh các nạn nhân được dán trên những bức tường. Dù vậy, người thân của họ vẫn hy vọng phép màu xảy ra và người thân của họ bình an vô sự sau vụ việc. Ảnh Reuters

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

New York không phải là mục tiêu duy nhất. Chuyến bay 77 của American Airlines bị bọn không tặc đâm thẳng vào tòa nhà của Lầu Năm Góc ở Virginia, cách WTC 370 km lúc 9h37. Cảnh tượng ở Lầu Năm Góc cũng kinh hoàng không kém. 
Công tác dọn dẹp những đống đổ nát tại WTC đến tháng 5/2002 mới được hoàn tất. 
Mạng lưới khủng bố Al-Qaeda dưới sự chỉ huy của Osama Bin Laden ngay lập tức bị nghi là thủ phạm cuộc khủng bố.
Để tưởng nhớ và tri ân các nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố vào tòa tháp đôi của WTC tại New York, năm 2001, một đài tưởng niệm và bảo tàng 11/9 đã được xây dựng tại chính vị trí WTC đã bị phá hủy (còn gọi là Khu vực số 0 - Ground Zero). Đài tưởng niệm được khánh thành và đón khách tham quan đúng 10 năm sau sự kiện, 11/9/2011.

20 năm đã qua đi nhưng nỗi đau về sự mất mát sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 thì mãi mãi hằn sâu trong ký ức của người dân Mỹ và cộng đồng thế giới. Loạt vụ tấn công trên đã làm 2.996 người thiệt mạng, hơn 6.000 người khác bị thương và gây ra thiệt hại về tài sản và cơ sở hạ tầng ít nhất 10 tỷ USD, đồng thời gây những tổn thất tổng cộng ước tính lên tới 3.000 tỷ USD.

Thảm kịch 11/9/2001 đã để lại vô số hệ lụy về sức khỏe, gây ra những vết thương tâm lý dai dẳng, đặc biệt đối với người dân New York. Ngoài ra, nước Mỹ còn bị “tổn thương” sâu sắc bởi đây được xem là vụ tấn công vào hai biểu tượng sức mạnh của cường quốc này, tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) và Lầu Năm Góc.

1 tháng sau sự kiện 11/9/2001, chính quyền Mỹ đã bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan. Sau đó, Mỹ tiếp tục tìm ra mối liên hệ giữa phần tử Al-Qaeda với lực lượng tình báo Iraq và tiến hành cuộc chiến chống khủng bố tại Iraq. Đến tháng 5/2011, Mỹ mới tìm và tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden, kẻ chủ mưu gây ra vụ khủng bố ngày 11/9/2001. 

Suốt 20 năm qua, Mỹ đi đầu và giữ vai trò dẫn dắt liên minh chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, trong đó phải kể tới cuộc chiến chống tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Với chiến dịch chống khủng bố không ngừng được gia tăng về mức độ và quy mô, Mỹ đã góp phần tích cực nhằm ngăn chặn đà lớn mạnh của chủ nghĩa khủng bố trên thế giới.

 

Tin mới lên