Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sau phiên tòa đầu tiên vào ngày 12/11 tại Brisbane, bang Queensland (Úc), ngày hôm nay (22/11), nghi phạm gốc Việt My Ut Trinh tiếp tục hầu tòa vì cáo buộc 7 tội danh liên quan tới hủy hoại hàng hóa.
Bà Trinh (50 tuổi) đã bị cảnh sát Queensland bắt giữ ngày 11/11. Theo cáo trạng tại tòa, nữ nghi phạm gốc Việt đến Australia tị nạn từ những năm 20 tuổi và đã được nước này cấp quốc tịch. Bà làm giám sát viên tại trang trại Berrylicious, thị trấn Caboolture, phía bắc Brisbane, bang Queensland, nơi được truy ra là nguồn gốc của vụ phá hoại dâu tây quy mô lớn.
Từ ngày 2-5/9, bà đã nhét kim tiêm vào một lượng dâu tây của trang trại, có thể do bất đồng với ông chủ là Kevin Tran.
Các công tố viên cho hay kế hoạch phạm tội trên dường như được chuẩn bị kỹ lưỡng suốt nhiều tháng và ADN của bà Trinh đã được tìm thấy trên cây kim trong một hộp dâu tây.
Bà này từng nói với một đồng nghiệp rằng “nếu tôi ghét ai đó, tôi sẽ nhét kim vào dâu và khiến bọn chúng sập tiệm”, tờ Australian AP dẫn thông tin từ tòa Brisbane hôm 22/11.
Tuy nhiên, theo một người đồng nghiệp của bà Trinh, bà đã nói điều này cách đây một hoặc hai năm.
Luật sư biện hộ Nick Dore đã thuyết phục tòa rằng việc kết nối những thông tin rời rạc trên lại với nhau để rút ra kết luận bà Trinh nhét kim vào dâu tây để trả thù chủ chỉ là hành động suy diễn, không có chứng cứ cụ thể.
"Căn cứ của vụ án này là một cuộc hội thoại có thể đã xảy ra một hay hai năm trước. Họ nói rằng hành động đó là nhằm gây tổn hại về tài chính. Trong tuyên bố của bên khiếu kiện không có lời đe dọa nào rằng '"nếu ông không trả tôi X, thì tôi sẽ làm Y", vị luật sư nhấn mạnh.
Sau đó bà Trinh đã được xử tại ngoại, tuy nhiên bà sẽ bị tịch thu hộ chiếu và không được tiếp xúc với các đồng nghiệp cũ. Vụ án sẽ được xét xử tiếp vào ngày 17/12, bà Trinh có thể bị xử phạt 10 năm tù nếu bị kết tội.
Ở phiên tòa trước đó, luật sư của bà Trinh cũng đã đệ đơn xin bảo lãnh cho thân chủ nhưng sau đó rút lại vì được thẩm phán Christine Roney khuyến cáo rằng vẫn còn "quá sớm" và động cơ đằng sau hành vi của nghi phạm vẫn chưa rõ, có thể là do mâu thuẫn hoặc để trả thù.
Họ cho rằng "nguy cơ nhân chứng bị can thiệp" là rất cao nếu bà Trinh được tại ngoại điều tra. Ngoài ra, còn để tránh khả năng bà Trinh bị những người căm giận với hành động của bà tìm đến trả thù.
Nhà chức trách bang New South Wales (Úc) ngày 19/9 cũng đã bắt giữ ghi phạm đầu tiên liên quan tới vụ việc phát hiện kim khâu gài trong các loại hoa quả bán trên thị trường.
Nghi phạm là nam giới và ở độ tuổi vị thành niên. Người này đã thừa nhận nhét kim khâu vào hoa quả như một trò đùa.
Cảnh sát Australia cho biết người này sẽ bị xử lý theo quy định của hệ thống cảnh cáo thanh thiếu niên.
Theo báo cáo của một số cơ quan chức năng Úc, dâu tây chứa kim khâu được phát hiện đầu tiên bởi một nhà cung cấp ở bang Queensland hồi tháng 9, sau đó lan ra nhiều khu vực khác, trong đó có New South Wales, Victoria, Tasmania...
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, hơn 100 trường hợp kim khâu được tìm thấy trong trái cây, gồm dâu tây, táo, chuối và xoài.
Vụ việc đã khiến 7 thương hiệu có sản phẩm phát hiện kim khâu phải đóng cửa. Những nhà sản xuất hay các trang trại trồng dâu khác trên khắp nước Úc cũng gần như phải chịu chung số phận khi lượng tiêu thụ giảm mạnh do người tiêu dùng không dám mua dâu.
Trong khi đó, các đối tác thương mại ở một số nước như Anh, Nga và New Zealand ngừng nhập khẩu dâu tươi từ Úc.
Thủ tướng Úc Scott Morrison gọi đây là vụ khủng bố thực phẩm và yêu cầu Quốc hội Úc thông qua dự luật tăng hình phạt từ 10 năm lên 15 năm tù đối với thủ phạm gây ra vụ việc.
Xem thêm >> Vụ nhà báo Khashoggi: Thổ Nhĩ Kỳ nói những phát ngôn của ông Trump chỉ là ‘trò hề’
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.