'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh, điều kiện địa chất thủy văn của mỏ sắt Thạch Khê rất phức tạp, gây khó khăn cho quá trình hoạt động khai thác. Đây là mỏ được mô tả là “có lưu lượng nước chảy vào lớn nhất ở Việt Nam, như là một dòng sông".
Về kỹ thuật, công nghệ khai thác, đặc thù khu vực mỏ là có vị trí sát biển (cách 1,5km) cách thành phố Hà Tĩnh gần 6km; bờ mỏ là cát biển, địa chất thủy văn phức tạp. Theo tính toán, khi khai thác đến độ sâu -550m, nước mặt và nước biển sẽ ngấm vào mỏ trong khi dự án thực hiện bằng công nghệ khai thác mỏ lộ thiên, nên đòi hỏi yêu cầu rất cao về giải pháp kỹ thuật và trình độ công nghệ.
Sau khi việc dự án khai thác mỏ được giao cho Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC), thời gian qua tổng khối lượng quặng thu hồi, khai thác được là 4,4 triệu tấn. Tất cả đươc vận chuyển bằng đường bộ vào cảng Vũng Áng (khoảng 65km).
Sau khi đi vào sản xuất, theo kế hoạch TIC sẽ đầu tư hoàn thành hệ thống cảng tại khu vực đổ thải lấn biển. Khi đó, quặng sẽ được vận chuyển để tiêu thụ chủ yếu thông qua đường thủy.
Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, phương án vận chuyển bằng đường bộ hay đường thủy đều có những tồn tại, bất cập. Cụ thể, với phương án vận chuyển quặng sắt bằng đường bộ, việc vận chuyển từ mỏ về nơi luyện sẽ khó khăn, đẩy giá vận tải lên cao và làm gia tăng giá thành quặng.
Đối với phương án đầu tư cảng biển để vận chuyển quặng, vị trí dự kiến xây dựng cảng là vùng biển ngang (xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà) có đặc điểm ven bờ cạn và thoải, chịu ảnh hưởng gió đông trực diện, thường xuyên đẩy cát vào bờ. Điều này sẽ lấp cạn luồng ra/vào của tàu. Do vậy phương án xây dựng cảng tại vùng dự án này là thiếu khả thi.
Còn nếu đầu tư cảng hiện đại thì nguồn vốn là rất lớn, có thể lên tới hàng tỷ USD, không thể đảm bảo nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là chưa kể tác động của việc xây dựng cảng đến dòng hải lưu, dòng chảy dọc bờ, hệ sinh thái, khu du lịch Thiên Cầm, Cửa Sót…
Đáng chú ý là vẫn theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, việc tiêu thụ quặng cũng rất khó khăn. Hiện có một số doanh nghiệp trong nước (Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng) ký thỏa thuận nguyên tắc mua bán quặng sắt Thạch Khê với tổng nhu cầu 5,7 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, mới có Tập đoàn Hòa Phát ký thỏa thuận (ngày 19/01/2017) nguyên tắc mua bán quặng sắt Thạch Khê dài hạn với khối lượng giai đoạn 2017-2021 là 3 triệu tấn/năm, còn giai đoạn từ năm 2022-2027 chưa có cam kết cụ thể.
Công ty Formosa Hà Tĩnh, một đối tác được kỳ vọng sẽ mua quặng, trong một văn bản hồi tháng 12/2017 đã khéo léo từ chối với lý do hàm lượng kẽm trong quặng sát này cao hơn 10 lần so với quặng sắt thông thường, đồng thời cao hơn 4,5 lần so với tiêu chuẩn của công ty. Bên cạnh đó, nguyên tố kẽm trong quặng sắt dễ gây ngưng tụ lại trên vách lò cao, gây ảnh hưởng đến việc vận hành, hư hỏng vật liệu chịu lửa và làm giảm tuổi thọ lò cao, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến rò rỉ gang lỏng, gây sự cố.
"Công ty luôn hi vọng có thể sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài nguyên của địa phương nhưng với công nghệ hiện tại, công ty không thể sử dụng loại quặng này", văn bản của công ty cho biết.
Với các điều kiện như vậy, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng dự án không có hiệu quả kinh tế. Theo dự án điều chỉnh được phê duyệt năm 2014, các chỉ số hiệu quả kinh tế được tính toán khả thi. Tuy nhiên, kết quả TIC tính toán hiệu quả kinh tế dự án khi phê duyệt và sau 2 lần điều chỉnh vẫn chưa tính hết chi phí liên quan vào tổng mức đầu tư.
Nếu cập nhật, tính toán một cách đầy đủ thì vốn đầu tư dự án sẽ tăng cao; chi phí đầu tư dự án nhiều khả năng sẽ tăng lên gấp từ 1,5 - 2 lần so với tổng mức đã phê duyệt, dẫn đến các chỉ sổ đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế sẽ thay đổi theo hướng bất lợi là điều tất yếu.
Tính đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư “chính thức” của dự án vẫn là TIC. Tuy nhiên, về năng lực tài chính và khả năng huy động vốn của chủ đầu tư, văn bản số 03/BC-TIC ngày 03/01/2018 chỉ mới đưa ra được phương án huy động nguồn vốn cho giai đoạn I của dự án, còn giai đoạn II vẫn chưa có phương án cụ thể.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm c Khoản 2, Điều 53 Luật Khoáng sản năm 2010, để được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng điều kiện "có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng vốn đầu tư dự án khai thác khoáng sản".
Đối với dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê, nếu tính theo giá trị tổng mức đầu tư đã được TIC phê duyệt thì yêu cầu TIC phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu là 4.350 tỷ đồng. Nếu tính toán, bổ sung đầy đủ chi phí trong tổng mức đầu tư thì vốn chủ sở hữu mà TIC phải đáp ứng theo tỷ lệ quy định của Luật Khoáng sản (30%) sẽ tăng lên rất nhiều.
Trong khi đó, TIC chỉ mới có phương án để góp đủ vốn 30% cho giai đoạn I (2.033 tỷ đồng) mà chưa có phương án tăng vốn chủ sở hữu cho cả 2 giai đoạn để đảm bảo quy định của Luật Khoáng sản.
Tuy nhiên, giữa lúc dường như khó khăn mọi bề đang đè nặng lên vai TIC và khả năng dừng dự án là nhãn tiền, đại gia Hòa Phát bỗng dưng xuất hiện. Trong lúc những tranh cãi liên quan đến việc đánh thức mỏ sắt Thạch Khê – Hà Tĩnh vẫn chưa đi đến hồi kết thì Tập đoàn Hoà Phát bất ngờ đưa ra cam kết sẽ mua 5 triệu tấn quặng sắt mỗi năm theo giá thị trường. Con số này sẽ nâng lên 10 triệu tấn vào năm 2019.
Theo Báo cáo của Hoà Phát gửi tới một số đơn vị chức năng mới đây, tập đoàn này khẳng định đã trực tiếp nấu luyện quặng sắt Thạch Khê tại Khu liên hợp gang thép Hải Dương và hoàn toàn sử dụng được với công nghệ đang áp dụng.
Do đó, trước mắt Hoà Phát cam kết sẽ mua quặng từ mỏ sắt Thạch Khê với khối lượng 5 triệu tấn một năm theo đúng giá thị trường. Và từ năm 2019, Tập đoàn này mua khối lượng 10 triệu tấn một năm nhằm đáp ứng nhu cầu quặng sắt cho hai khu liên hợp gang thép tại Dung Quất và Hải Dương.
Cũng tại văn bản gửi tới các đơn vị chức năng, Hoà Phát còn đề nghị Chính phủ cho phép tập đoàn này tham gia góp vốn với mức 50% vốn điều lệ của TIC và cam kết sẽ đứng ra làm việc để bảo lãnh vay ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Hiện chưa rõ các cơ quan chức năng sẽ đánh giá thế nào về đề xuất mới này của Hòa Phát. Khách quan đánh giá thì rõ ràng Hòa Phát đang có trong tay những lợi thế của một tập đoàn tư nhân đang lớn mạnh và giàu kinh nghiệm về ngành thép, có thể sẽ làm tốt hơn nhiều so với TIC, pháp nhân đang được dẫn dắt bởi TKV, tập đoàn mà trong thời gian gần đây đang vật lộn với nợ nần và tiến trình tái cơ cấu.
Nhưng trong trường hợp đề xuất của Hòa Phát được chấp thuận và dự án tiếp tục triển khai, những mong muốn chính đáng của chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh, tiếng nói chuyên môn của các bộ ngành dường như sẽ bị… đặt ra một bên!
Theo tính toán của UBND tỉnh Hà Tĩnh, việc dừng dự án sẽ có nhiều mặt lợi như: tránh tất cả rủi ro không mong muốn trong suốt vòng đời dự án; môi trường sinh thái, môi trường sống dân cư vùng ảnh hưởng sẽ được hoàn trả nguyên trạng; tạo điều kiện để phát triển du lịch dịch vụ Khu du lịch Thạch Hải nói riêng và toàn bộ dải ven biển Hà Tĩnh nói chung.
Chính vì vậy, trong văn bản của mình cơ quan này đã nhất quán quan điểm là “trên cơ sở đánh giá nghiêm túc và cân nhắc nhiều mặt cả về lợi ích trước mắt vả lâu dài, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét cho dừng (kết thúc) dự án, đồng thời chi đạo giải quyết tồn đọng, hoàn trả nguyên trạng, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân”.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.