Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
WB chiều nay (30/7) công bố báo cáo Điểm lại với tiêu đề “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19”.
Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Stefanie Stallmeister, Quyền giám đốc quốc gia của WB tại Việt Nam, cho biết:
“Đại dịch Covid-19 đã trở thành cú sốc y tế lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua. Chính phủ các quốc gia trên thế giới buộc phải đưa ra lựa chọn khó khăn giữa cứu sống nhân mạng hay hạn chế hoạt động kinh tế. Trong lúc phần đông các quốc gia còn do dự chưa biết nên quyết theo hướng nào thì Việt Nam đã có những phản ứng nhanh và mạnh dạn”.
Theo bà Stallmeister, các biện pháp ứng phó sớm, gồm theo dõi và xét nhiệm có mục tiêu, công bố thông tin minh bạch, kết hợp với các chiến dịch truyền thông sáng tạo, cho thấy hiệu quả rất cao đến thời điểm này.
Mặc dù có vị trí nằm gần trung tâm nguồn gốc của đại dịch và với dân số tương đối lớn, Việt Nam đã chiến thắng số mệnh với tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng hạn chế và số ca tử vong do Covid-19 bằng không kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng từ đầu năm 2020.
Bà Stallmeister cho rằng rủi ro đối với Việt Nam không chỉ ở mặt trận y tế mà cả ở mặt trận kinh tế.
Covid-19 đến nay được coi là cú sốc kinh tế lớn nhất trong 35 năm qua. Mặc dù vẫn đứng vững trong nửa đầu của năm, nhưng nền kinh tế của Việt Nam chỉ tăng trưởng 1,8%, tương đương với mức giảm xấp xỉ 5 điểm phần trăm so với quỹ đạo tăng trưởng trước đó của quốc gia.
Đại dịch cũng gây khó khăn kinh tế cho nhiều người. Chính phủ ước tính có khoảng 30 triệu người lao động, tương đương một nửa lực lượng lao động, đã có lúc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch.
Trong số đó, khoảng 8 triệu người bị mất việc làm/thu nhập. Các chính sách giãn cách xã hội được nới lỏng từ cuối tháng 4 rõ ràng đã giúp sức cho nhiều hoạt động kinh tế trong nước, bao gồm cả của các hộ kinh doanh cá thể. Nhưng các ngành nghề chủ đạo vẫn phải chịu bất an về tài chính, như ngành du lịch, vận tải hàng không, chế tạo và chế biến xuất khẩu.
Đại diện của WB cho rằng Việt Nam không nên tư duy theo hướng trạng thái bình thường sẽ quay lại như cũ. Thay vào đó, Việt Nam nên xác định xem trạng thái bình thường mới sẽ ra sao, khi đại dịch làm thay đổi cách thức mọi người sinh sống, làm việc và giao tiếp với nhau. Việt Nam sẽ phải vận động trong một thế giới đầy bất định cả ở trong nước và trên quốc tế trong thời gian tới.
Theo WB, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải tìm hướng thay thế cho những động lực tăng trưởng truyền thống của quốc gia, gồm sức cầu ở nước ngoài và tiêu dùng trong nước, đang bị yếu đi.
Bà Stallmeister cho rằng đại dịch Covid-19 đã tác động đến hầu như mọi người, nhưng không phải ai cũng như nhau. Chính vì vậy, tình trạng bất bình đẳng mới sẽ nảy sinh, đòi hỏi sự quan tâm của Chính phủ.
Theo dự báo mới nhất của WB, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 2,8% trong năm 2020 và sẽ phục hồi lại mức 6,7% vào năm 2021. Kết quả dự báo trên cho thấy Việt Nam sẽ là quốc gia có tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020.
Xem thêm >> Bloomberg: Tài sản tỷ phú Jeff Bezos tăng 63,6 tỷ USD từ đầu năm, sắp vượt ngưỡng 200 tỷ USD
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.