Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tại buổi đàm phán ký kết phụ lục hợp đồng thu phí không dừng (ETC) sáng nay, 8.7, khẳng định các nhà đầu tư BOT đồng thuận chủ trương lắp đặt thu phí tự động không dừng nhưng không đồng tình cách triển khai, đại diện Công ty cổ phần BOT Phước Tượng - Phú Gia cho biết, vướng mắc hiện nay liên quan đến tỷ lệ phần trăm doanh thu, chi phí giám sát, công tác bàn giao dịch vụ thu phí.
Theo đại diện Công ty TNHH Đầu tư 194 BOT Quốc lộ 1 - Cam Ranh (nhà đầu tư trạm phí BOT Cam Thịnh), đơn vị đã ký phụ lục hợp đồng từ đầu năm 2018, đang vận hành thu phí không dừng suôn sẻ.
“Trước đây, nhà đầu tư đã ký với VETC và đã thực hiện không vấn đề gì, nay chỉ bổ sung phụ lục về chi phí. Không phải vì không ký phụ lục hợp đồng mà tạm dừng thu phí. Hiện nay, nhiều nhà xe đến trạm và bảo trạm có vấn đề do sắp dừng thu phí, đòi lại tiền đã đóng hàng tháng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trạm thu phí”, lãnh đạo nhà đầu tư BOT Cam Thịnh cho biết.
Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, tỷ lệ mà họ phải trích lại cho đơn vị cung cấp dịch vụ ETC là chưa hợp lý.
Cụ thể, các dự án phải trích từ 2 - 4,5%, thậm chí 7% doanh thu làn không dừng, trong khi với nhiều đơn vị thì doanh thu dự án BOT hiện nay chưa đủ trả lãi vay ngân hàng. Một số chủ đầu tư phản ánh chi phí lắp đặt ETC khiến phương án tài chính của dự án tăng hàng trăm tỉ đồng và kéo dài thời gian thu phí 1 - 2 năm. Doanh nghiệp muốn tự đàm phán với đơn vị cung cấp dịch vụ ETC, thay vì Bộ GTVT yêu cầu họ phải trả theo tỷ lệ doanh thu.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem lại quyết định dừng thu phí, bởi một số nhà đầu tư đã ký phụ lục hợp đồng với nhà đầu tư VETC, nên quyết định dừng thu phí sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư.
Đồng thời, Vụ Đối tác công tư (PPP) tính toán tỷ lệ trích lại chi phí doanh thu, quản lý dự án cho nhà cung cấp dịch vụ ETC, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa bên cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư BOT. Tỷ lệ trích hiện nay Bộ GTVT đưa ra chỉ là tạm tính, khi nào thanh quyết toán dự án thu phí không dừng mới có số liệu chính thức.
Thứ trưởng Thọ cho biết, tổng vốn đầu tư để lắp đặt thu phí không dừng tại 44 trạm BOT trên toàn quốc (giai đoạn 1) là 1.700 tỉ đồng, và sẽ được phân bổ hợp lý, công bằng cho các dự án, như trạm gần thành phố với lưu lượng xe cao thì tỷ lệ trích phải cao, trạm nhỏ có doanh thu thấp thì trích vừa phải.
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu tạm dừng thu phí 4 dự án BOT kể từ 18 giờ ngày 10.7, do chậm trễ trong việc ký phụ lục hợp đồng triển khai thu phí tự động không dừng. Các trạm thu phí bị tạm dừng thu phí gồm: trạm thu phí Km2079 + 535 quốc lộ 1 thuộc dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp (Công ty TNHH BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp); Bắc Hải Vân thuộc dự án hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng (Công ty Cổ phần Phước Tượng Phú Gia BOT); BOT Cam Thịnh tại Km1517+ 647, quốc lộ 1 thuộc dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km1488 - Km1525 qua tỉnh Khánh Hòa (Công ty TNHH Đầu tư 194 BOT quốc lộ 1 - Cam Ranh); 2 trạm thu phí tại Km1610+800, và Km1667+470, thuộc dự án mở rộng quốc lộ 14 đoạn thành phố Pleiku đến cầu 110 (Công ty Cổ phần BOT&BT Đức Long Gia Lai). |
Xem thêm: Điểm mặt 3 trạm BOT sẽ phải tạm dừng thu phí vào ngày 6/7
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.