Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Cụ thể, hàng nhập khẩu đạt 877.000 tấn, chiếm 22,6 %; hàng xuất khẩu đạt 1.616.000 tấn, chiếm 41,7 %; hàng nội địa khoảng 1.387.000 tấn, chiếm 35,7 %. Đặc biệt, sản lượng container 5 tháng đầu năm đạt 168.500 Teus, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2018.
Lãnh đạo cảng Đà Nẵng cho biết, sự tăng trưởng khả quan này là do cảng Đà Nẵng tiếp tục hoàn thiện, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó cảng hết sức chú trọng và làm tốt công tác khách hàng đặc biệt là tìm kiếm và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn.
Hiện cảng Đà Nẵng là thành viên của VIMC và là cảng biển trọng điểm của khu vực miền Trung, hiện cảng có 16 hãng tàu container thường xuyên có tàu ra, vào Cảng trung bình khoảng 22 - 25 chuyến tàu container/tuần, tỷ trọng container chiếm khoảng 65% so với toàn khu vực miền Trung.
Sau 5 năm cổ phần hoá, Công ty CP Cảng Đà Nẵng đã có những bước tăng trưởng đáng khích lệ, tạo ra hình ảnh mới, đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố Đà Nẵng cũng như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Đặc biệt, vào tháng 7/2018, Công ty CP Cảng Đà Nẵng đã tổ chức khánh thành Dự án mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn II sau 2 năm thực hiện. Trong quá trình huy động vốn, Cảng Đà Nẵng đã nhận được cam kết và sự ủng hộ từ Công ty mẹ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, các quỹ đầu tư và ngân hàng lớn.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, được thực hiện hoàn toàn bằng nguồn vốn tự huy động, đã giúp chủ đầu tư - Cảng Đà Nẵng chủ động hơn trong quá trình xây dựng cũng như giảm thiểu rủi ro về tỷ giá như dự án ODA đã thực hiện trước đây.
Với việc đưa vào khai thác 2 cầu tàu, gồm một cầu 310 m với độ sâu trước bến đạt –14.3 m và một cầu tàu 210 m với độ sâu trước bến đạt –11 m, trang bị 2 hệ thống cẩu QCC Feeder Server với sức nâng đạt 40 tấn, tầm với 40 m và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đi kèm của Dự án mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn II, Cảng Đà Nẵng đã sở hữu gần 1.700 mét cầu bến có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp trọng tải đến 70.000 DWT, tàu container đến 4.000 teus, tàu khách loại lớn đến 150.000 GT.
Hệ thống cầu bến cùng các thiết bị xếp dỡ, kho bãi hiện đại góp phần nâng cao năng lực xếp dỡ và chất lượng dịch vụ, đồng thời đảm bảo năng lực tiếp nhận hàng hóa qua Cảng Tiên Sa lên đến 12 triệu tấn/năm.
Bên cạnh hệ thống cơ sở hạ tầng, cảng Đà Nẵng cũng đầu tư đồng bộ hệ thống phần mềm quản lý khai thác container và hàng tổng hợp; hệ thống các phương tiện thiết bị xếp dỡ hiện đại, qua đó giúp Cảng tạo ra sự khác biệt về dịch vụ, ngày càng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trên nền tảng: thủ tục đơn giản, năng suất xếp dỡ cao, thời gian giao hàng nhanh và an toàn hàng hóa.
Trải qua chặng đường 117 năm hình thành và phát triển, Cảng Đà Nẵng đã và đang chứng tỏ được vai trò của mình cho sự phát triển đi lên của kinh tế - xã hội không chỉ riêng của thành phố Đà Nẵng mà còn trong khu vực, dần khẳng định là cảng biển số 1 tại miền Trung.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.