Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
ACV vừa đề xuất lên Bộ Giao thông vận tải được giao làm chủ đầu tư các hạng mục thiết yếu của sân bay Long Thành bao gồm: nhà ga hành khách, các hạng mục khu bay (đường băng, đường lăn, sân đỗ…), hệ thống tra nạp nhiên liệu, đường trục trước nhà ga, nhà để xe, ga hàng hoá….
Theo Chủ tịch ACV Lại Xuân Thanh, hiện ACV đã phối hợp cùng liên doanh Tư vấn Nhật - Pháp - Việt (JFV) soát xét tổng mức đầu tư của dự án trên cơ sở những dữ liệu mới nhất đang được nghiên cứu tới giai đoạn hiện nay, tổng mức đầu tư của các hạng mục nêu trên lên tới 3,77 tỷ USD.
“Tổng số vốn ACV có thể thu xếp được khoảng 1 - 1,5 tỷ USD từ nguồn vốn tích luỹ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khấu hao, đủ cân đối nguồn vốn để vay thương mại phần còn lại cho các hạng mục nêu trên”, Chủ tịch ACV cho biết thêm.
Về thiết kế nhà ga hành khách, theo ông Thanh, trên cơ sở phương án kiến trúc được lựa chọn, tư vấn đã triển khai công tác thiết kế cơ sở nhà ga hành khách, tính toán bố trí vị trí đầu máy bay trên sân đậu đảm bảo hiệu quả hoạt động khai thác vận hành, tuân thủ các quy định của ICAO, quy chuẩn Việt Nam.
Được biết, dự án đầu tư sân bay Long Thành gồm 3 giai đoạn, với tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD (tương đương hơn 336.000 tỷ đồng). Trong đó, giai đoạn 1 có vốn đầu tư là hơn 5,4 tỷ USD.
Mục tiêu của dự án giai đoạn 1 là đầu tư xây dựng một đường cất/ hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.