'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hiện tại, Alibaba thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông nhà nước Việt Nam là Viettel và VNPT. Động thái mới của Alibaba nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý về lưu trữ dữ liệu địa phương và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng tại một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á, theo Nikkei Asia.
Nghị định 53 hướng dẫn Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/10/2022 quy định tất cả các dữ liệu của Việt Nam phải được lưu trữ tại Việt Nam.
Theo Nghị định, nếu các tập đoàn công nghệ muốn mở rộng ở thị trường Việt Nam phải sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu của các nhà cung cấp tại đây. Đó là lý do các nhà cung cấp nước ngoài đang tích cực đầu tư trung tâm dữ liệu ở Việt Nam.
Ông Đặng Minh Tâm, trưởng nhóm kiến trúc sư giải pháp của Alibaba Cloud, lưu ý rằng công ty sử dụng dịch vụ colocation (thuật ngữ chỉ việc thuê máy chủ từ các nhà điều hành trung tâm dữ liệu địa phương) từ các công ty nhà nước của Việt Nam để lưu trữ dữ liệu khách hàng tại địa phương. Công ty cũng duy trì các bản sao lưu trên các máy chủ của mình ở các khu vực bao gồm Đài Loan và Singapore.
Động thái này là một phần trong chiến lược của Alibaba nhằm đảm bảo an ninh và kiểm soát dữ liệu tốt hơn, đồng thời có khả năng giảm chi phí và các vấn đề trách nhiệm pháp lý liên quan đến việc quản lý dữ liệu của nhiều công ty.
Chi phí và thời gian thời gian cụ thể liên quan đến việc thành lập trung tâm dữ liệu này chưa được phép công khai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành công nghệ thông tin, chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu có thể vượt 1 tỷ USD.
Bên cạnh việc cân nhắc về chi phí, bảo mật và kiểm soát thông tin cũng là yếu tố khiến những công ty như Alibaba muốn xây dựng trung tâm dữ liệu riêng biệt.
Lãnh đạo của các tập đoàn công nghệ lớn như Nvidia, Apple và Lam Research thời gian gần dây đã tích cực thúc đẩy các cơ hội hợp tác với Việt Nam để đa dạng hóa cơ sở chuỗi cung ứng của họ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng.
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ với Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi mới đây, ông Keith Strier, Phó chủ tịch Tập đoàn NVIDIA, cho biết ông đang cùng đoàn công tác của Tập đoàn NVIDIA khảo sát 3 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng để chọn địa điểm đầu tư công nghệ cao.
Cụ thể, NVIDIA muốn làm việc với các cơ quan Trung ương và địa phương liên quan để chuẩn bị cho 3 dự án lớn gồm: Thiết lập Trung tâm Nghiên cứu, phát triển và đào tạo về trí tuệ nhân tạo (AI); lắp đặt hệ thống siêu máy tính và chuyển một phần việc sản xuất các bộ vi xử lý hình ảnh (GPU) cho các siêu máy tính sang Việt Nam.
Trong buổi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi giữa tháng 4 vừa qua, CEO Apple Tim Cook cam kết mua nhiều hơn linh phụ kiện do các đối tác sản xuất tại Việt Nam, đồng thời hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
Apple muốn tăng cường khoản chi cho nhà cung cấp tại Việt Nam và mở rộng chương trình đào tạo nghề cho người khuyết tật để thúc đẩy hòa nhập, mang đến cơ hội lớn hơn cho họ trong chuỗi cung ứng.
Tập đoàn bán dẫn Lam Research của Mỹ cũng dự kiến hợp tác với tập đoàn Seojin của Hàn Quốc để phát triển nhà máy và chuỗi cung ứng trong giai đoạn 1 với số vốn 1-2 tỷ USD tại Việt Nam. Sau giai đoạn 1, tập đoàn có thể đầu tư trực tiếp để mở rộng hoạt động tại Việt Nam
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.