Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại buổi làm việc, ông Vikrom Kromadit, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Amata, cho biết Amata đã đầu tư xây dựng một số dự án thành phố thông minh tại Thái Lan, Nhật Bản, Hong Kong và dự tính sẽ đầu tư thành phố thông minh ở Đồng Nai.
Do đó, Tập đoàn Amata đề xuất UBND tỉnh cho chuyển đổi dự án Khu đô thị - dịch vụ Long Thành thành dự án thành phố thông minh.
“Nếu tỉnh chấp nhận cho Tập đoàn Amata chuyển đổi dự án thì đầu năm 2020, tập đoàn sẽ tiến hành xây dựng thành phố thông minh. Hiện dự án này đang trong giai đoạn bồi thường, giải phóng mặt bằng”, ông Vikrom Kromadit nói.
Trước đề xuất của Amata Thái Lan, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý để tập đoàn triển khai dự án thành phố thông minh tại huyện Long Thành. Đồng thời, Chủ tịch tỉnh cũng yêu cầu Amata triển khai nhanh các thủ tục như lập quy hoạch xây dựng chi tiết để được phê duyệt và tiến hành nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ông Cao Tiến Dũng khẳng định tỉnh sẽ tạo điều kiện cho Amata triển khai nhanh dự án. Tuy nhiên phía Amata cần chú ý phối hợp với tỉnh làm nhanh khu tái định cư để bố trí cho người dân bị thu hồi đất làm dự án, có như vậy mới thực hiện được việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
“Nếu Amata kéo dài thời gian làm tái định cư, bồi thường thì giá đất tại huyện Long Thành tăng cao rất khó thu hồi đất, điều đó sẽ góp phần khiến nguồn vốn đầu tư sẽ bị đẩy lên”, ông Dũng lưu ý.
Tại Đồng Nai, Amata đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư 3 dự án gồm: Khu công nghiệp công nghệ cao Amata Long Thành có quy mô 410ha, vốn đầu tư 282 triệu USD; Khu đô thị dịch vụ Amata Long Thành 1, diện tích hơn 5,5ha, vốn đầu tư 23 triệu USD; dự án Thành phố Amata Long Thành với tổng vốn đăng ký 309 triệu USD, được xây dựng trên diện tích 753,1ha.
Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cho biết, hiện tỉnh có 32 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên 90%. Đồng Nai là một trong số các địa phương có những KCN đầu tiên của cả nước, ví dụ KCN Biên Hòa 1. Các chủ đầu tư tên tuổi góp mặt tại đây như Sonadezi, Tín Nghĩa, VRG Long Thành, IDICO, D2D, Amata (Thái Lan)...
Trong quy hoạch các KCN Việt Nam được Chính phủ phê duyệt, Đồng Nai có 8 KCN được chấp thuận mở rộng tăng diện tích gồm: Amata (TP. Biên Hòa), An Phước, công nghệ cao Long Thành, Long Đức (huyện Long Thành), Tân Phú (huyện Tân Phú), Xuân Lộc (huyện Xuân Lộc), Hố Nai, Sông Mây (huyện Trảng Bom).
Theo kế hoạch đặt ra, Đồng Nai sẽ có thêm 4 KCN mới đi vào hoạt động là: KCN công nghệ cao Long Thành, KCN Phước Bình (huyện Long Thành), KCN Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Mỹ) và KCN Gia Kiệm (huyện Thống Nhất). Tổng diện tích là 1.320 ha. Trong đó, lớn nhất là KCN công nghệ cao Long Thành (500 ha), tiếp đến là Cẩm Mỹ (300ha), Gia Kiệm (330ha), Phước Bình (190ha). Khi 4 KCN này đi vào hoạt động, dự tính sẽ có thêm gần 900ha đất cho thuê.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.