Bất động sản Lanmak: Nợ tăng cao, ‘chây ỳ’ đóng BHXH
(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak là doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt hơn 617 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đang bị BHXH Hà Nội “bêu tên” vì... nợ BHXH.
Nợ BHXH, BHYT,... hơn 3,47 tỷ đồng
BHXH thành phố Hà Nội vừa công bố danh sách các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)… từ 1 tháng trở lên trên địa bàn thành phố Hà Nội tháng 3/2025 (số liệu tính đến hết ngày 31/3/2025 theo C12-TS lấy ngày 10/4/2025).
Trong danh sách công khai của BHXH Hà Nội có sự xuất hiện của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bất động sản Lanmak, địa chỉ làng quốc tế Thăng Long, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hiện công ty đang có số tháng chậm đóng BHXH là 11 tháng, với số tiền hơn 3,47 tỷ đồng.

Theo giới thiệu trên website, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bất động sản Lanmak (gọi tắt Bất động sản Lanmak) là công ty chuyên hoạt động về đầu tư bất động sản và thi công xây lắp, được thành lập theo nghị quyết số 06/2007 ngày 3/4/2007 của HĐQT Tổng công ty Xây dựng Hà Nội.
Tháng 7/2009, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội đã quyết định sát nhập chi nhánh khu vực phía Bắc của Tổng công ty vào Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bất động sản Lanmak nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bất động sản Lanmak tập trung vào 3 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, gồm: Đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản; tư vấn thiết kế, tư vấn đầu tư và tư vấn quản lý dự án và thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng.
Vốn điều lệ của công ty là hơn 87,33 tỷ đồng. Cổ đông góp vốn gồm: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP góp 23,58 tỷ đồng; ông Lê Trần Tuấn (chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc) góp hơn 17,63 tỷ đồng; Ngô Sỹ Quang góp gần 5 tỷ đồng; Đặng Việt Thanh góp gần 4,4 tỷ đồng; Bùi Thị Phượng góp hơn 13,52 tỷ đồng và hơn 23,24 tỷ đồng Vốn góp của các cổ đông khác.

Là công ty chuyên hoạt động về đầu tư bất động sản và thi công xây lắp, các dự án có bóng dáng của Bất động sản Lanmak phải kể tới như: Nhà máy VINSMART Hòa Lạc (giá trị hợp đồng 392 tỷ đồng); Vinhome Megamall Ocean Park (giá trị hợp đồng gần 170 tỷ đồng); Dự án VinCity Sportia (giá trị hợp đồng 267,35 tỷ đồng; Trung tâm thương mại Vincom Hà Giang (quy mô 2,1ha); dự án Tòa nhà hỗn hợp NO1-T6, T7 (tòa nhà HAN JARDIN);…
Bên cạnh đó, công ty cũng có các dự án đang triển khai như: Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất (gói thầu 11); dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch; Công viên điều hòa CV1; Tuyến đường sắt trên cao – Tường Mây,…
Nợ phải trả cao gấp 7,6 lần vốn chủ sở hữu
Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2024 của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bất động sản Lanmak công bố, năm 2024 công ty ghi nhận doanh thu đạt 617,1 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu của công ty chủ yếu đến từ doanh thu hoạt động xây lắp (hơn 584 tỷ đồng); doanh thu khác (hơn 26,7 tỷ đồng). Trong khi doanh thu kinh doanh bất động sản lại rất khiêm tốn, chỉ đóng góp hơn 6,2 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các chi phí, Bất động sản Lanmak báo lãi sau thuế hơn 3,1 tỷ đồng, giảm 28,3% so với năm 2023.
Tổng cộng tài sản của công ty tính đến cuối năm 2024 là hơn 1.005,4 tỷ đồng, giảm 17,3% so với hồi đầu năm. Tập trung chủ yếu ở tài sản ngắn hạn.
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty hiện chiếm tới 64,6% tổng tài sản, hiện ghi nhận ở mức hơn 571,1 tỷ đồng. Chiếm phần lớn nằm ở phải thu ngắn hạn của khách hàng (hơn 338,7 tỷ đồng). Cụ thể, CTCP Tập đoàn Bắc Hà (hơn 98 tỷ đồng); Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (hơn 61,1 tỷ đồng); CTCP Đầu tư xây dựng TNCONS Việt Nam (hơn 6 tỷ đồng); Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Gia Lâm (hơn 23,4 tỷ đồng),…

Hàng tồn kho đến cuối năm 2024 ghi nhận gần 261 tỷ đồng, giảm 6% so với hồi đầu năm, hiện tập trung tại chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tính đến ngày 31/12/2024, nợ phải trả của Bất động sản Lanmak là 888,3 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở nợ ngắn hạn với hơn 858,8 tỷ đồng (chiếm 96,7% nợ phải trả của công ty). Vốn chủ sở hữu là 117,2 tỷ đồng.
Tổng nợ vay của Bất động sản Lanmak ghi nhận là hơn 196,2 tỷ đồng, riêng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 191,3 tỷ đồng. Để đảm bảo các khoản vay này tại ngân hàng, công ty thế chấp ô tô, xe cần cẩu, máy đào, tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Có thể thấy, việc công ty đang sử dụng nhiều tài sản đảm bảo cho hàng loạt khoản vay để duy trì hoạt động kinh doanh dấy lên nhiều nghi ngại, rủi ro trong việc trả nợ, khi tổng nợ phải trả của Bất động sản Lanmak đã lên gấp 7,6 lần vốn chủ sở hữu.
Được biết, thời điểm năm 2023, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Bất động sản Lanmak là gấp 9,6 lần.
Công ty Tài chính và phát triển doanh nghiệp nợ thuế gần 700 tỷ đồng
- Y tế Việt: Nhà thầu thiết bị y tế nghìn tỷ bị gọi tên chậm đóng BHXH 17/04/2025 10:00
- Xây dựng 909: Nhà thầu xây dựng nghìn tỷ liên tục chậm đóng BHXH 18/03/2025 12:30
- COMA 18: Chủ KCN Kim Thành 165ha bị điểm tên chậm đóng BHXH 16/03/2025 10:30
Tập đoàn TTC ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tôn Đức Thắng
(VNF) - Ngày 14/5/2025, Tập đoàn TTC và Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã ký kết thỏa thuận hợp tác, nhằm phát huy sức mạnh và tiềm lực của mỗi bên, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chuỗi cửa hàng heo ăn chuối biến mất, HAGL của Bầu Đức làm ăn ra sao?
(VNF) - Sau khi chuỗi cửa hàng heo ăn chuối, 'chân ái' một thời của bầu Đức - biến mất, doanh thu của HAGL trong quý đầu năm tăng nhưng mảng chăn nuôi heo giảm mạnh.
DN chuyên sản xuất loại bánh truyền thống, bán qua Mỹ - EU thu 500 tỷ/năm
(VNF) - Công ty CP Xuất nhập khẩu Sa Giang - DN chuyên sản xuất phồng tôm mỗi năm đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng từ xuất khẩu, chinh phục nhiều thị trường khó tính như Mỹ - EU
Nguy cơ từ thuế quan, thị trường nội địa 'cứu cánh' cho DN thép?
(VNF) - Trước cơn bão thuế quan và biến động của thị trường trường xuất khẩu, 2025 sẽ là năm khó khăn với ngành thép. Trong bối cảnh đó, thị trường nội địa được xem là cứu cánh của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
Làm giả tài liệu trúng thầu 433 tỷ, CIENCO4 bị Hà Nam 'cấm cửa' 4 năm
(VNF) - UBND tỉnh Hà Nam có quyết định cấm thầu 4 năm đối với CTCP Tập đoàn CIENCO4, sau khi phát hiện doanh nghiệp này làm giả tài liệu trong hồ sơ dự thầu.
DN mai táng duy nhất trên sàn chứng khoán trả cổ tức gấp 6,5 lần giá cổ phiếu
(VNF)- DN mai táng duy nhất sàn chứng khoán có tỷ suất cổ tức năm 2024 tới 653%, khi trả cổ tức 1.960 đồng/cp trong khi thị giá 300 đồng/cp, tức gấp 6,5 lần thị giá.
Adoré - World Coffee: Thương hiệu Việt thuê biệt thự Hàn Thuyên đắt đỏ nhất TP.HCM
(VNF) - 8 tháng sau khi Starbucks rời khỏi vị trí đắc địa 11- 13 Hàn Thuyên (TP. HCM), Adoré – World Coffee, một thương hiệu Việt ít tên tuổi, bất ngờ xuất hiện. Đứng sau thương hiệu này là Cônng ty cổ phần Thực phẩm Á Long mắt xích trong hệ sinh thái kinh doanh đa ngành của doanh nhân Phạm Quang Hàng.
Nghị quyết 68: Doanh nghiệp kỳ vọng những cơ chế đột phá
(VNF) - Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là một bước ngoặt chính sách lớn, mở đường cho khu vực tư nhân bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng mong muốn Nghị quyết sớm được luật hóa để triển khai hiệu quả.
Một doanh nghiệp chia cổ tức gấp 21 lần thị giá cổ phiếu
(VNF) - Một doanh nghiệp dệt may mạnh tay chia cổ tức bằng tiền mặt gấp 21 lần thị giá khi giá cổ phiếu chỉ 700 đồng nhưng chia cổ tức tới 15.000 đồng.
TTC AgriS – MB: Giao điểm giữa AgriTech và FinTech
(VNF) - TTC AgriS (AgriS, HoSE: SBT) và Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU), thiết lập mối quan hệ chiến lược với định hướng xây dựng một hệ sinh thái tài chính – nông nghiệp số toàn diện, góp phần thúc đẩy sự vươn mình của nông nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Hộ kinh doanh chuyển lên DN: Cơ hội lớn nhanh và phát triển dài hạn
(VNF) - Chuyên gia cho rằng, chủ trương chuyển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp sẽ giúp chính “doanh nghiệp” đó có nhiều điều kiện lớn mạnh và đây là cơ hội vàng, cần nắm bắt ngay trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng
Petrolimex kinh doanh ra sao dưới thời ông Đào Nam Hải?
(VNF)-Dưới thời CEO Đào Nam Hải, tình hình kinh doanh Petrolimex nhiều biến động. Dù sở hữu nửa thị phần xăng dầu tại VN nhưng lợi nhuận Petrolimex chưa tương xứng.
Petrolimex tạm dừng quyền và nghĩa vụ của Tổng Giám đốc Đào Nam Hải
(VNF) - Chiều ngày 8/5, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố nghị quyết HĐQT về công tác cán bộ tại tập đoàn.
Hé lộ về công ty chồng Đoàn Di Băng phân phối dầu gội bị thu hồi
(VNF) - VB Group - công ty phân phối dầu gội Hanayuki của chồng Đoàn Di Băng - chuyên kinh doanh mỹ phẩm. Sản phẩm dầu gội Hanayuki vừa bị Bộ Y tế thu hồi.
Cổ phiếu cà phê: Vị đắng trên sàn chứng khoán
(VNF) - Giá cà phê liên tục lập đỉnh, nhưng cổ phiếu các doanh nghiệp cà phê Việt lại chìm trong sắc xám: doanh thu sụt giảm, lợi nhuận mong manh, thanh khoản thấp và nhiều mã bị cảnh báo. Sự lệch pha giữa giá hàng hóa và giá cổ phiếu đang phơi bày rõ những hạn chế nội tại của ngành.
HSG bỏ dự án Cà Ná: Bước lùi sai lầm hay đúng lúc?
(VNF) - Dự án thép Cà Ná của Hoa Sen – một trong những “siêu dự án” từng gây chú ý , bất ngờ được nhắc lại trong mùa ĐHĐCĐ năm nay.
Petrolimex: Quý I/2025, 'bốc hơi' hơn 75% lợi nhuận
(VNF) - Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới biến động mạnh và nhu cầu thị trường nội địa chưa phục hồi như kỳ vọng, lợi nhuận trước thuế của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) “bốc hơi” 75% và là mức thấp nhất trong nhiều quý gần đây
Tiki: Từ 'giấc mộng' IPO tại Mỹ, đến thực tại sa sút và dần mất hút
(VNF) - Từng tiệm cận mức định giá "kỳ lân" và hứng khởi với kế hoạch IPO tại Mỹ, Tiki giờ đây lại rơi vào giai đoạn suy giảm sâu, với thị phần gần về 0%.
Hòa Phát sắp phát hành thêm gần 1,3 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức
(VNF) - Sau phát hành, vốn điều lệ của Hòa Phát sẽ tăng lên thành 76.755 tỷ đồng, lớn nhất trong nhóm doanh nghiệp phi tài chính trên sàn chứng khoán.
Gần 97 nghìn DN rời thị trường trong 4 tháng đầu năm
(VNF) - Theo số liệu của Cục thống kê, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 4 tháng đầu năm 2025 hơn 96.500 doanh nghiệp, trong khi số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt 89.000 doanh nghiệp.
Cà phê PETEC đánh mất chính mình: Từ dẫn đầu xuất khẩu đến ‘vùng tối’ UpCOM
(VNF) - Từng dẫn đầu xuất khẩu cà phê, PETEC giờ đối mặt với sụt giảm doanh thu, cạn dòng tiền và mô hình kinh doanh lạc hậu. Từ đỉnh cao quá khứ đến “vùng tối” UpCOM, doanh nghiệp đang mất gì và còn lại gì để cứu?
Starbucks: Thương hiệu toàn cầu và lối đi thận trọng ở Việt Nam
(VNF) - Starbucks không đơn thuần là một chuỗi cà phê, mà đã trở thành một phần của lối sống toàn cầu. Từ việc tạo dựng không gian đến dịch vụ cá nhân hóa, thương hiệu này đã thay đổi cách người tiêu dùng trải nghiệm cà phê. Tại Việt Nam, dù bước vào thị trường với sự thận trọng, Starbucks vẫn tìm thấy vị trí riêng với cách tiếp cận khác biệt.
Tập đoàn Bảo Việt báo lãi lớn trong quý đầu năm
(VNF) - Tập đoàn Bảo Việt báo lãi sau thuế hơn 700 tỷ đồng trong quý đầu năm. Đây là khoản lãi cao nhất của Bảo Việt trong một quý kể từ quý II/2017.
BSR nhận bàn giao Hồ sơ thiết kế FEED Dự án Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất
(VNF) - Ngày 3/5/2025, tại Thái Lan, Ban Quản lý Dự án (QLDA) Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất (DQRE) – Chi nhánh trực thuộc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã nhận bàn giao Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tổng thể điều chỉnh (FEED) và tổng dự toán xây dựng công trình Dự án Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất từ nhà thầu Foster Wheeler (Thailand) Limited (thuộc tập đoàn Wood, Anh).
Hàng loạt doanh nghiệp lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD
(VNF) - Bất chấp những thách thức từ kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp là những "ông lớn" ngân hàng và bất động sản vẫn lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD năm 2025.
Tập đoàn TTC ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tôn Đức Thắng
(VNF) - Ngày 14/5/2025, Tập đoàn TTC và Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã ký kết thỏa thuận hợp tác, nhằm phát huy sức mạnh và tiềm lực của mỗi bên, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngắm cung đường ven biển 115km tuyệt đẹp ở miền Trung
(VNF) - Tuyến đường ven biển dài hơn 115km qua tỉnh Bình Định đang dần hình thành với nhiều đoạn đã đưa vào khai thác, không chỉ tạo nên trục kết nối giao thông liên vùng giữa Quảng Ngãi và Phú Yên, mà còn mở ra không gian phát triển kinh tế - du lịch cho khu vực.