Toàn cảnh Vinhomes Royal Island qua những khung hình từ trên cao
(VNF) - Dự án Vinhomes Royal Island đã được mở bán từ cuối tháng 3 với quy mô 877 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD nằm trọn trên đảo Vũ Yên.
UBND tỉnh Kiên Giang cho biết Công ty Cổ phần Toàn Cầu TMS đã có văn bản đề nghị không tiếp tục nghiên cứu quy hoạch và xin rút khỏi dự án khu đô thị mới TMS Kiên Giang.
Dự án khu đô thị mới TMS Kiên Giang có tổng mức đầu tư 3.888 tỷ đồng nằm tại TP. Rạch Giá.
Ngoài dự án này, UBND tỉnh Kiên Giang cũng cho biết TMS chưa nộp hồ sơ đề xuất dự án khu đô thị mới và tổ hợp thương mại TMS Kiên Giang tại TP. Rạch Giá và huyện Châu Thành. Dự án này có tổng mức đầu tư rất lớn, 8.068 tỷ đồng.
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2019, UBND tỉnh này đã trao giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bất động sản cho Tập đoàn TMS, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Phó chủ tịch TMS Group cũng từng chia sẻ tại hội nghị rằng doanh nghiệp sẽ tập trung nghiên cứu và có kế hoạch triển khai xây dựng dự án bất động sản với quy mô lớn tại đây. (Xem thêm)
UBND TP. HCM có chỉ đạo về các dự án không thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm 2015 - 2019 tại thành phố.
UBND thành phố giao ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức công khai 108 dự án với diện tích 473,18ha (không thuộc trường hợp có nghị quyết HĐND TP thông qua thu hồi đất, chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng) được điều chỉnh, hủy bỏ trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện do không thực hiện đúng kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Ủy ban nhân dân các quận, huyện cũng được giao phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thực hiện ý kiến của ủy ban nhân dân TP. HCM về rà soát, xử lý các dự án chậm triển khai, không thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được phê duyệt theo quy định.
Mặt khác, ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương, kịp thời xử lý vi phạm theo quy định pháp luật; xem xét, giải quyết quyền của người sử dụng đất theo quy định tại khoản 2, Điều 49 Luật Đất đai. (Xem thêm)
UBND tỉnh Kiên Giang đã báo cáo tình hình thực hiện các cam kết, thỏa thuận đầu tư của 32 dự án với tổng mức đầu tư 138.548 tỷ đồng trên địa bàn tỉnh.
Đáng chú ý, trong 32 dự án này, có 4 dự án do Tập đoàn FLC đầu tư với tổng mức đầu tư lên đến 33.000 tỷ đồng, gồm: dự án khu trung tâm dịch vụ, thương mại, nhà phố FLC Kiên Giang (1.500 tỷ đồng); tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ FLC Center Point Kiên Giang (1.500 tỷ đồng); khu đô thị phường Vĩnh Hiệp (7.000 tỷ đồng).
Cả 3 dự án này đều nằm tại TP. Rạch Giá và hiện FLC đã thống nhất quy hoạch với UBND tỉnh Kiên Giang đồng thời đang khảo sát, lập quy hoạch.
Cuối cùng là dự án khu đô thị khoa học Cửa Cạn và khu du lịch phức hợp Đồng Cây Sao có tổng vốn 23.000 tỷ đồng tại Phú Quốc. Dự án này đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư, FLC đang lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. (Xem thêm)
Trả lời chất vấn đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. HCM) liên quan đến dự án lấn biển Cần Giờ hôm 9/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói: “Tôi biết TP. HCM coi Cần Giờ là địa bàn hết sức đặc biệt. Cần Giờ có thể coi là điểm tựa, lá phổi của TP. HCM. Cần Giờ đã thể hiện việc con người đã phục hồi thiên nhiên”.
Ông Hà cho biết trong 31.000ha rừng dự trữ sinh quyển Cần Giờ thì có 20.000ha do công sức lao động của những thanh niên xung phong TP. HCM phục hồi lại từ 11.000ha sau chiến tranh năm 1979.
“Tôi hiểu sự quan tâm đặc biệt của đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. HCM. Chính vì vậy thành phố đã đặt vấn đề phát triển đô thị Cần Giờ. Bởi vì cho đến nay, so với nhiều quận, huyện thì mức sống, điều kiện của người dân Cần Giờ chưa cải thiện”, Bộ trưởng cho hay.
Về mục tiêu của dự án, Bộ trưởng nhấn mạnh phải giữ được biểu tượng đó là lá phổi, hệ sinh thái sinh quyển được UNESCO công nhận, đồng thời phát triển đô thị phải dựa trên sự cân bằng hệ sinh thái.
“Chúng tôi đã trao đổi với UNESCO tại các khung pháp lý của tổ chức này chia khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ ra 4 vùng: vùng lõi, vùng đệm, vùng lân cận và vùng bán lân cận”, Bộ trưởng thông tin.
Cũng theo ông Hà, phần đang phê duyệt dự án nằm ở vùng kết nối với vùng bán lân cận. UNESCO cũng có văn bản khẳng định đây là vùng không nằm trong quản lý mà thực hiện đầu tư dựa trên cân bằng sinh thái do quốc gia quản lý quyết định. (Xem thêm)
Trong báo cáo tình hình các dự án cam kết, thỏa thuận đầu tư trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang cho biết Tập đoàn Vingroup đã đề xuất đầu tư 2 dự án là tổ hợp dịch vụ Vinfast Hà Tiên và khu nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ.
Cụ thể, dự án tổ hợp dịch vụ Vinfast Hà Tiên có tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng, nằm tại TP. Hà Tiên. Tuy nhiên, tỉnh Kiên Giang thông tin hiện Vingroup chưa nộp hồ sơ đề xuất dự án.
Tương tự, dự án khu nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ 1.300 tỷ đồng tại TP. Hà Tiên, doanh nghiệp cũng chưa nộp hồ sơ đề xuất.
Ngoài 2 dự án trên của Vingroup, nhiều dự án khác cũng chưa nộp hồ sơ đề xuất như: dự án xử lý rác thải của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển năng lượng toàn cầu Hasolen có tổng mức đầu tư 17.000 tỷ đồng; dự án nghỉ dưỡng khách sạn và sân golf Ri Ta Võ 2.196 tỷ đồng của Công ty TNHH Ri Ta Võ; dự án năng lượng điện 1.024 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Daylight; khu du lịch bãi Cây Mến 966 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Tập đoàn TVĐT xây dựng Kiên Giang… (Xem thêm)
Ngày 9/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn về vấn đề quy hoạch treo và cấp quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở tại các dự án đô thị, khu chung cư.
Về việc chậm cấp quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết theo quy định, 50 ngày sau khi bàn giao nhà thì chủ đầu tư phải thực hiện cấp và chế tài xử phạt nếu vi phạm lên đến 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ trưởng thừa nhận có hiện tượng chậm trễ.
“Số lượng tranh chấp liên quan đến tình trạng này chỉ chiếm khoảng 2% tổng số tranh chấp chung cư, nhưng số lượng hộ dân bị ảnh hưởng là rất lớn, đây là vấn đề phải tập trung giải quyết", ông Hà nói.
Nguyên nhân chính xảy ra tình trạng này, theo ông là chủ đầu tư thực hiện chưa đầy đủ thủ tục, nhưng cũng có trường hợp đã làm xong thủ tục song chủ đầu tư cố tình chậm trễ.
Về giải pháp, Bộ trưởng cho biết đối với những dự án đã thực hiện xong thủ tục mà cố tình chây ì phải bị xử lý nghiêm khắc, thậm chí chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định pháp luật hình sự. Những dự án còn thiếu một số thủ tục pháp lý cần phải được giải quyết sớm, đồng thời nhanh chóng cấp quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở.
“Ngoài ra, các địa phương cần có báo cáo cụ thể để Bộ Xây dựng cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp giải quyết, điều chỉnh quy định pháp luật về nghiệm thu nhà ở, công trình xây dựng, đảm bảo quyền sở hữu cho người dân, quy định chuyển nhượng chặt chẽ hơn”, Bộ trưởng đề nghị. (Xem thêm)
UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản gửi Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) - Chi nhánh Hà Nội và các đơn vị liên quan về việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp các dịch vụ vui chơi, giải trí cao cấp Bến En tại huyện Như Thanh.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết ngày 6/11, tỉnh nhận được công văn của Sun Group về việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án trên.
Sau khi xem xét, Phó chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND huyện Như Thanh và các sở, ngành liên quan nghiên cứu đề nghị của Sun Group; đồng thời căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật, có ý kiến đề xuất, báo cáo chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 10/12.
Sun Group đã đề xuất đầu tư dự án quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En với tổng mức đầu tư 9.990 tỷ đồng.
Dự án đươc chia làm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 là 4.995 tỷ đồng; giai đoạn 2 là 4.995 tỷ đồng. Sun Group mong muốn xây dựng quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En thành điểm nhấn về du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí mang tầm vóc quốc tế. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án Vinhomes Royal Island đã được mở bán từ cuối tháng 3 với quy mô 877 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD nằm trọn trên đảo Vũ Yên.