Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội, cho biết khảo sát gần đây của Savills cho thấy giá và diện tích là các yếu tố chính quyết định việc mua nhà, song chênh lệch giá bán giữa khu vực nội thành và khu vực lân cận ngày càng thu hẹp do nhiều tiện ích được cung cấp để bù đắp cho các bất lợi về mặt vị trí.
Cụ thể, từ 2016 đến nay, giá sơ cấp tăng 5% mỗi năm, với việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nguồn cung đang dần chuyển dịch tới các khu đô thị mới xa hơn. Dự báo quý IV/2020, huyện Gia Lâm và Từ Liêm sẽ dẫn đầu nguồn cung tương lai với thị phần lần lượt là 38% và 37%.
Trước thực tế các khu vực vùng ven của Hà Nội ghi nhận hiện tượng giá dự kiến chào bán ở mức khoảng 50 - 60 triệu đồng/m2 cho chung cư, và 200 – 300 triệu đồng/m2 cho shophouse, bà Hằng nhận định nếu quyết định bán các mức này thì đây là lần đầu tiên các khu vực vùng ven Hà Nội có mức giá cao so với các dự án nằm trong khu vực giữa vành đai 2 và vành đai 3.
“Những dự án vùng ven có mức giá cao như vậy sẽ đối mặt với mức cạnh tranh lớn với các dự án thuộc khu vực giữa vành đai 2 và vành đai 3. Hiện nay đây là nhóm các dự án có mức giá cao so với khu vực vùng ven, độ hấp thụ của dự án có thể nói vẫn là một câu hỏi”, Giám đốc Savills Hà Nội đánh giá. (Xem thêm)
Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, Long Thành (Đồng Nai) 2 năm trở lại đây có những biến động rất mạnh, đặc biệt kể từ khi có chủ trương của Quốc hội cho xây dựng sân bay Long Thành.
Ghi nhận từ sàn giao dịch, sàn môi giới, ông Đính nhận thấy có một sự biến động lớn, dù chưa biết bao giờ sân bay Long Thành sẽ xây xong nhưng biến động giá đất đang rất mạnh.
Cho đến thời điểm cuối năm 2019, giá đất tại khu vực Long Thành dao động từ 15 - 30 triệu đồng/m2, tăng so với năm 2018 (8 - 15 triệu đồng/m2). Đây là sự tăng vọt về giá đất.
Bước sang năm 2020, bất chấp dịch Covid-19, giá đất ở Long Thành vẫn tăng mạnh khoảng 20% so với năm 2019. Đặc biệt, khu vực trung tâm Long Thành, giá đất không thua kém giá đất tại TP. HCM, có nơi lên đến hàng trăm triệu đồng/m2. Đơn cử như trung tâm chợ mới có giá từ 60 - 80 triệu đồng/m2, khu đường D3 có giá lên đến 100 triệu đồng/m2…
Ông Vũ Quốc Việt Nam, Giám đốc cao cấp Tập Đoàn Đất Xanh, cũng cho hay cách đây khoảng hơn 1 tháng, ông đã đi khảo sát thực tế, Long Thành có tuyến đường trung tâm là tuyến đường Lê Dũng. Một điều rất ngạc nhiên là giá đất dọc tuyến đường này lên tới 70 - 120 triệu đồng/m2. Trong khi ở xung quanh đây chỉ đơn thuần là vùng nông nghiệp, tuy nhiên, Long Thành là vùng nông nghiệp về cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su. (Xem thêm)
Ngày 5/11, Thanh tra Chính phủ đã ban hành thông báo kết luận thanh tra về việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác (giai đoạn từ 1/1/2010 đến 31/6/2017); kiểm tra, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh một số dự án ở tỉnh Khánh Hòa.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, có 3 cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước quản lý đã chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Cụ thể, dự án nhà đất số 68 Thống Nhất (phường Vạn Thắng, TP. Nha Trang); nhà đất số 1 đường Quang Trung (phường Vạn Thắng, TP. Nha Trang; dự án nhà đất số 9B đường Hoàng Hoa Thám (phường Lộc Thọ, TP. Nha Trang).
Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức, tập thể và cá nhân theo quy định của pháp luật.
Đồng thời kiến nghị Thủ tướng xử lý kỷ luật nghiêm trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm người đứng đầu đối với chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; kiến nghị hình thức xử lý kỷ luật phù hợp đối với các phó chủ tịch UBND tỉnh có liên quan về những vi phạm đã nêu trong kết luận.
“Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp đối với thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan và chỉ đạo xử lý cán bộ thuộc thẩm quyền của các sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh”, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.
UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu du lịch sinh thái hồ Yên Mỹ thuộc khu kinh tế Nghi Sơn.
Theo phê duyệt, phạm vi nghiên cứu quy hoạch thuộc địa giới hành chính của xã Yên Mỹ (huyện Nông Cống), xã Thanh Tân, xã Thanh Kỳ (huyện Như Thanh), xã Phú Sơn (thị xã Nghi Sơn).
Ranh giới cụ thể như sau: phía bắc giáp đường Tỉnh lộ 505 và hồ Yên Mỹ; phía nam giáp thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn; phía đông giáp hành lang đường cao tốc Bắc Nam; phía tây giáp Tỉnh lộ 505 và đường Nghi Sơn - Bãi Trành.
Đáng chú ý, quy mô lập quy hoạch phân khu khoảng 1.660ha; khu vực nghiên cứu bao gồm cả phần diện tích hồ Yên Mỹ khoảng 2.800ha. Quy mô thành lập bản đồ địa hình phục vụ lập quy hoạch diện tích khoảng 1.815ha. (Xem thêm)
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án khu đô thị mới 2 bên đường Ngô Quyền, xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh có diện tích 42,79 ha với tổng mức đầu tư dự kiến 711 tỷ đồng. Văn bản có hiệu lực trong vòng 12 tháng để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
Theo quyết định chủ trương đầu tư, dự án có quy mô tổng diện tích 42,79 ha, xây dựng 263 căn nhà liền kề dọc theo tuyến đường số 2, 3, 4 và 69 căn nhà shophouse dọc tuyến đường Ngô Quyền.
Đối với phần diện tích đất ở còn lại của dự án, nhà đầu tư sẽ xin phép cấp có thẩm quyền cho phép chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng theo quy hoạch. Tổng số lô đất ở trong vùng dự án là 1.067 lô đất.
Phạm vi ranh giới của dự án về phía bắc giáp đường Mai Lão Bạng; phía nam giáp bệnh viện Ngọc Linh và khu dân cư kiện trạng; phía đông giáp kênh thoát nước T4 phía tây giáp khu dân cư hiện trạng và đất quy hoạch khu công cộng.
Tổng mức đầu tư 711 tỷ đồng chưa bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tiền sử dụng đất.
UBND TP. Hà Tĩnh sẽ là đơn vị mời thầu tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư theo đúng quy định pháp luật; lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng làm cơ sở lập hồ sơ đấu thầu dự án; thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án theo quy định. (Xem thêm)
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa phê duyệt nhiêm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 "khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái hiểu về trái tim".
Khu vực lập quy hoạch dự án rộng khoảng 118ha thuộc bãi Ông Đụng - Sở Rẫy, thuộc Tiểu khu 57 và 58 vườn quốc gia Côn Đảo, huyện Côn Đảo. Trong đó, khu A - Bãi Ông Đụng khoảng 86ha, khu B - Sở Rẫy khoảng 32ha.
Tính chất dự án là khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái dưới tán rừng có công suất phục vụ tối đa khoảng 1.600 người.
Dự án này bao gồm các bungalow, biệt thự nghỉ dưỡng, spa, bar, nhà hàng trên bãi đá, nhà hàng bờ biển, câu lạc bộ… khu nghỉ dưỡng thiền "Hiểu về trái tim" với các khu thiền hướng biển và trong rừng, nhà yoga…
Dự án này do Công ty Cổ phần Du lịch Hiểu Về Trái Tim của diễn viên Phạm Gia Chi Bảo đề xuất đầu tư. (Xem thêm)
Kiểm tra 100 trường hợp được chuyển mục đích sử dụng sang đất ở có diện tích lớn trong số 1.392 hồ sơ, Thanh tra TP. HCM xác định có đến 89 trường hợp thành phần hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định. Thông tin này được ghi nhận tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm tại TP. HCM.
Theo đó, UBND TP. HCM đã giao Công an điều tra, xử lý một số hồ sơ do có dấu hiệu sai phạm trong vụ 1.386 hồ sơ nhà đất bị trễ hẹn ở huyện Hóc Môn.
Sai phạm trong công tác quản lý đất đai tại huyện Hóc Môn từng được Thanh tra TP. HCM chỉ ra trong kết luận thanh tra về việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 7/2016.
Trong năm 2015 và 2016, UBND huyện Hóc Môn tiếp nhận 5.802 hồ sơ chuyển mục đích sang đất ở, giải quyết được 4.921 hồ sơ với tổng diện tích 289ha. Trong đó, 1.392 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất ở có diện tích đất lớn hơn 500m2.
Thanh tra TP. HCM đã chọn 100 hồ sơ có diện tích chuyển mục đích sử dụng đất ở lớn nhất trong 1.392 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất có diện tích lớn hơn 500m2 đến 6.658m2. (Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.