Biến độc lập, biến phụ thuộc là gì?

Quỳnh Anh - 20/06/2018 10:21 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu biến độc lập (independent variable) và biến phụ thuộc (dependent variable) là gì?

VNF
Biến độc lập và biến phụ thuộc thế hiện mối quan hệ nhân quả

Biến độc lập (independent variable) là biến số tác động tới biến số khác (biến phụ thuộc) trong một mô hình kinh tế. Chẳng hạn, giá hàng hoá là biến số độc lập ảnh hưởng tới lượng cầu về nó. Vì các nhà kinh tế dùng hàm ngược khi biểu diễn mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thuộc trên đồ thị, nên biến độc lập thường được ghi trên trục tung.

Biến phụ thuộc (dependent variable) là biến số chịu ảnh hưởng của một biến số khác trong mô hình. Ví dụ, nhu cầu về một hàng hoá bị ảnh hưởng bởi giá cả của nó.

Thông thường người ta đặt biến số phụ thuộc ở về phía trái của phương trình và biểu thị nó trên trục tung của một đồ thị. Bởi vậy, nếu nhu cầu là một hàm của giá hàng hoá, thì P là biến độc lập và D phụ thuộc vào P. Dưới dạng hàm tổng quát, chúng ta có thể viết: D=f(P)

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Biến độc lập và biến phụ thuộc thế hiện mối quan hệ nhân quả. Biến độc lập giữ vai trò nguyên nhân còn biến phụ thuộc là kết quả. Do vậy, khi biến độc lập thay đổi thì biến phụ thuộc thay đổi.

 

 

Cùng chuyên mục
Tin khác