Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong số các điểm nghỉ dưỡng nổi bật từ miền trung đổ vào, bao gồm Phú Quốc – Đà Nẵng – Nha Trang – Quy Nhơn – Bình Thuận, hiện nay Bình Thuận đang dẫn đầu về chỉ số đầu tư giao thông hạ tầng kết nối khi hai dự án kết nối trọng điểm là cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết (đường bộ) và sân bay Phan Thiết (đường hàng không) đều hẹn về đích cuối năm nay.
Ngoài ra, một loạt tuyến đường kết nối du lịch liên tỉnh như ĐT.719, ĐT.719B dự kiến 2023 sẽ thông xe. Đồng thời, sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam – Long Thành cách Kê Gà 1 giờ di chuyển cũng sẽ hoàn thành trong năm 2025.
Trước mắt, cao tốc khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP. HCM đến Kê Gà gần 2 giờ, Phan Thiết 2,5 giờ và Mũi Né 3 giờ. Cùng với đó, sân bay Long Thành sẽ là lực đẩy quan trọng giúp Bình Thuận tối ưu du khách nội địa đến từ các tỉnh phía bắc vốn đã bị thiếu hụt trong nhiều năm qua.
Thực tế, biểu đồ tăng trưởng của nền du lịch luôn tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của thị trường BĐS nghỉ dưỡng và giá trị bất động sản (BĐS). Đơn cử như Phú Quốc trước khi sân bay đi vào hoạt động chỉ là vùng đảo hoang sơ, không có khách du lịch. Chỉ 6 năm sau khi có sân bay (2019), nơi đây đã đón tới hơn 5 triệu lượt du khách kéo BĐS gia tăng theo cấp số nhân, dao động từ 20-60 lần.
Bình Thuận là tỉnh có vị trí thuận lợi để khai thác du lịch nội địa qua đường bộ. Theo đó, khi cao tốc hoàn thiện, quãng đường kết nối từ đông nam bộ đến Vũng Tàu và Bình Thuận gần ngang ngửa.
Hiện nay, đông nam bộ là vùng kinh tế trọng điểm số 1 Việt Nam với các chỉ số ấn tượng như dân số - đô thị hóa – kinh tế - đóng góp ngân sách đều đứng đầu cả nước.
Do đó, nhu cầu du lịch cho các kỳ nghỉ ngắn ngày, “second home” cũng dẫn đầu cả nước. Từ miền tây hay các tỉnh miền trung, du khách đều có thể kết nối Bình Thuận qua đường bộ. Với du khách miền bắc được khuyến nghị nên đi qua đường hàng không và trong năm 2022, Bình Thuận sẽ khắc phục nhược điểm này.
Trong khi đó, du khách từ phía bắc, miền tây, đông nam bộ muốn kết nối đến Đà Nẵng, Nha Trang hay Phú Quốc đều chủ yếu di chuyển bằng máy bay. Như vậy có thể thấy, Bình Thuận đang chiếm ưu thế lớn về du lịch nội địa qua đường bộ.
Chưa kể, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh không hề kém cạnh khi sở hữu bãi cát trắng dài 192km, nước biển trong xanh, di tích danh thắng đa dạng trải dài dày đặc từ La Gi qua Kê Gà, Phan Thiết đến tận Mũi Né.
Nếu các thị trường truyền thống đã có mức giá đạt đỉnh, bão hòa hoặc tăng trưởng chậm thị Bình Thuận được đánh giá sẽ có biến động mạnh về giá khi là thị trường mới nổi, mặt bằng giá còn mềm.
Cụ thể, khảo sát tại một website về bất động sản vào đầu tháng 12/2021, một lô đất mặt tiền đường 2/9 quận Hải Châu, Đà Nẵng có giá khoảng 330 triệu mỗi m2.
Bất động sản Nha Trang vẫn giữ vững vị trí đầu bảng với mức trung bình 400- 550 triệu/m2, tùy vị trí trên mặt tiền đường Trần Phú. Tại Phú Quốc, giá biệt thự biển đang dao động khoảng 100 triệu/m2. Mặt tiền đường Thùy Vân, Vũng Tàu đang neo ở mức 250 – 350 triệu/m2. Tại Hồ Tràm, giá bán khu vực đang ở mức 110 triệu/m2. Cùng nằm trên cung đường biển này, giá đất Kê Gà đang nằm trong vùng trũng.
Theo khảo sát, giá nhà phố thương mại hoàn thiện 1 trệt 2 lầu trong tổ hợp Thanh Long Bay dao động 8 tỷ/căn 1 trệt 2 lầu hoàn thiện. Trừ chi phí xây dựng, tương đương khoảng 45 – 50 triệu mỗi m2. Đây được xem là bảng giá thấp nhất trong các đô thị du lịch nói chung và dọc tuyến ven biển trải dài từ Vũng Tàu đến Mũi Né nói riêng. Tuy nhiên khi du lịch đã khởi sắc và đột phá, mức giá này dự báo sẽ tiệm cận các đô thị biển khác trong thời gian tới.
Mặt khác, vì là tỉnh phát triển du lịch sau nên về quy hoạch so với điểm đến đã phát triển từ trước, Bình Thuận có không gian quy hoạch bài bản, chỉnh chu, không bị chia nhỏ. Dải mặt tiền biển ưu tiên cho các dự án resort, tổ hợp lớn tạo nên hình dáng của thủ phủ nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Trong đó, ngoài thủ phủ resort hiện hữu ở Phan Thiết, Bình Thuận đang dồn trọng lực phát triển cung đường resort mới hướng trực diện tới dòng du khách cao cấp 5 sao trải dài hơn 15km men theo dải bờ biển Hàm Thuận Nam (Kê Gà tới một phần Tiến Thành – Phan Thiết). Quy hoạch có chiều sâu là cơ sở tạo giúp nền du lịch và BĐS phát triển bền vững, dài hạn
Mặt khác, tỉnh cũng định hướng rõ lộ trình phát triển du lịch gắn chặt với thể thao biển – mục tiêu đưa khu vực thay thế thị trường truyền thống thành điểm đến hàng đầu của quốc tế khi đặt chân tới Việt Nam. Trong đó, một số dự án đã nhanh chóng hưởng ứng và bắt nhịp xu hướng này. Điển hình phải kể đến Thanh Long Bay – tổ hợp nghỉ dưỡng – thể thao biển có quy mô lớn bậc nhất Bình Thuận.
Được biết, với hơn 1,000 tiện ích, quy mô 90ha, được vận hành bởi loạt thương hiệu danh tiếng toàn cầu như Accor Hotel (Pháp) và Wyndham Hotel Group (Mỹ), H20 (Mỹ), đây sẽ là trung tâm thể thao biển tiêu chuẩn quốc tế lớn nhất và đầu tiên hiện diện tại Việt Nam. Đáng chú ý, một phần của tổ hợp sẽ đi vào hoạt động năm 2023, trùng với điểm rơi thị trường du lịch Bình Thuận bùng nổ sau khi loạt dự án hạ tầng thông xe.
Đô thị nghỉ dưỡng - giải trí - thể thao biển Thanh Long Bay Nhà phát triển: Tập đoàn Nam Group Vị trí: Kê Gà – Bình Thuận |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.