Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trước đó, UBND tỉnh Lai Châu đã có đề xuất Thủ tướng cho phép đầu tư xây dựng cảng hàng không Lai Châu theo phương thức đối tác PPP và giao UBND tỉnh là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án.
Cũng theo UBND tỉnh Lai Châu, dự án xây dựng sân bay Lai Châu có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 8.000 tỷ đồng cho 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn I khoảng 4.000 tỷ đồng. Đây là loại sân bay lưỡng dụng vừa phục vụ dân dụng, vừa phục vụ quốc phòng.
Bộ GTVT cho biết, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng còn khó khăn, Bộ GTVT ủng hộ chủ trương giao UBND tỉnh Lai Châu là cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu phương án huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng mới cảng hàng không Lai Châu theo phương thức PPP.
Sau khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện về quy hoạch, UBND tỉnh Lai Châu chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các thủ tục tiếp theo, báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép triển khai đầu tư theo quy định.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cảng hàng không Lai Châu được quy hoạch giai đoạn đến năm 2030 có công suất khoảng 0,5 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2050 có công suất khoảng 1,5 triệu hành khách/năm.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.