Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 8/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Chí Dũng, đã khái quát 11 nhiệm vụ nổi bật mà ngành đã thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020. Ông Dũng cũng đồng thời phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước và xác định các nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Kế hoạch và Đầu tư cần thực hiện trong giai đoạn tới.
Theo ông Dũng, bối cảnh thế giới và trong nước năm 2021 vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tựu trung có 5 vấn đề chủ yếu.
Một là bối cảnh thế giới còn nhiều bất định do tác động của đại dịch Covid-19. Căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia dự báo sẽ ngày càng gay gắt. Nhiều quốc gia đang có mức thâm hụt ngân sách và nợ công cao, làm gia tăng rủi ro, có thể dẫn tới khủng hoảng tài chính, nợ công trong tương lai.
Hai là thế và lực của nước ta mặc dù đã lớn mạnh hơn trước rất nhiều, nhưng nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình vẫn còn hiện hữu. Nền kinh tế vẫn còn những nút thắt trong quá trình phát triển, chưa thực sự được giải quyết, khơi thông. Năng lực cạnh tranh về cơ bản vẫn ở mức trung bình trên thế giới, nhất là những tiêu chí quan trọng cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Ba là cạnh tranh giữa các đô thị ngày càng lớn, nhất là trong việc trở thành các trung tâm tài chính, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo…
Bốn là các vấn đề xã hội gây áp lực lớn đến phát triển như: già hoá dân số, chênh lệch giàu - nghèo và trình độ phát triển, những vấn đề của đô thị hoá, khai thác, sử dụng hiệu quả bền vững nguồn tài nguyên.
Năm là những thách thức về biến đổi khí hậu, môi trường và tài nguyên ngày càng tăng lên, nhất là trong bối cảnh Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Dù các khó khăn là hiện hữu nhưng ông Dũng cho rằng cơ hội vẫn đang rộng mở đối với Việt Nam. Do đó, ông nhấn mạnh chúng ta nhất thiết phải hành động ngay, mạnh mẽ và quyết liệt để không bỏ lỡ các cơ hội, dù là nhỏ nhất.
Trong năm 2021 và những năm tới, ông Dũng cho rằng ngành Kế hoạch và Đầu tư cần tập trung, thực hiện 6 nhiệm vụ chủ yếu.
Thứ nhất, cần một tư duy mới, cách tiếp cận mới, nhanh chóng theo hướng tích cực, theo kịp xu thế thời đại.
Theo đó, ngành nói riêng, chính phủ nói chung phải thay đổi tư duy quản lý từ chủ yếu là kiểm soát, cho phép (tiền kiểm) sang chủ yếu phục vụ thúc đẩy phát triển (hậu kiểm); cần có cơ chế bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
"Muốn đi nhanh, cần phải chọn được con đường đi đúng. Mọi chính sách phải xoay quanh hoặc hướng tới hạnh phúc của người dân, vì người dân vừa là chủ thể vừa là mục tiêu để hướng tới. Không thể một lần nữa lại đứng ngoài hoặc đi sau, đi theo một cuộc chơi mới, sân chơi mới sắp diễn ra", ông Dũng nói.
Thứ hai, cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Với nhiệm vụ này, ông Dũng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thiện nhanh khung khổ pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công; ban hành chính sách thử nghiệm các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh, công nghệ mới, như: kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm… đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, ngành cần nghiên cứu và khẩn trương ban hành và tạo điều kiện thực hiện cơ chế thí điểm (sandbox) cho đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp quan tâm đến đổi mới sáng tạo; xây dựng Quỹ mạo hiểm để hỗ trợ cho quá trình đổi mới sáng tạo.
Ngoài ra, ngành cũng cần đẩy nhanh và triển khai toàn diện Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó chú trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo (NIC) để hỗ trợ chuyển giao công nghệ, kết nối tài năng, thúc đẩy khởi nghiệp.
Thứ ba, ngành Kế hoạch và Đầu tư phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo ông Dũng, điều cần thiết hiện nay là cần nghiên cứu các cơ chế, chính sách phát triển để kinh tế tư nhân Việt Nam trở thành động lực cho tăng trưởng và phát triển; hoàn thiện thể chế để tiếp tục thúc đẩy, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp hơn nữa.
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Dũng yêu cầu ngành cần nghiên cứu và thực hiện các chương trình khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng, làm chủ, nghiên cứu phát triển công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh; hỗ trợ kết nối giữa các doanh nghiệp, giúp liên kết, tạo khối thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau trong đầu tư kinh doanh.
Với doanh nghiệp FDI, nhiệm vụ chủ yếu là rà soát các doanh nghiệp này theo hướng phân loại, đánh giá tuân thủ pháp luật, nhất là bảo vệ môi trường và chống chuyển giá; thận trọng khi xem xét các dự án về luyện thép, nhiệt điện, nhôm.
Ngoài ra, cần rà soát lại các ưu tiên, ưu đãi cho các doanh FDI, đặc biệt là đối với doanh nghiệp có công nghệ thấp, tốn diện tích, tiêu hao năng lượng cao, rủi ro môi trường và các doanh nghiệp không có kế hoạch gắn kết lâu dài tại Việt Nam;
Thay đổi chính sách ưu đãi, chỉ tập trung cho những doanh nghiệp công nghệ cao có chuyển giao công nghệ, gắn kết với doanh nghiệp trong nước; chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ, bảo vệ môi trường và đổi mới sáng tạo là tiêu chí đánh giá chủ yếu...
Thứ tư, ngành Kế hoạch và Đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phát triển kinh tế biển, đô thị lớn; tăng cường liên kết vùng; xây dựng nông thôn mới.
"Đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm, tập trung xây dựng các công trình trọng yếu, nhất là hạ tầng giao thông và năng lượng tạo sự lan tỏa lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế", ông nói.
Ông cũng đặt ra vấn đề tái cơ cấu danh mục tài sản công, tăng nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng, chuyển một số dự án PPP sang sử dụng vốn đầu tư công; sử dụng nguồn vốn cổ phần hóa tập trung cho đầu tư phát triển, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia;
Có cơ chế khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư các dự án đô thị thông minh, bao gồm cơ cấu lại các đô thị cũ; có cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ (như vay tương đương ODA); có cơ chế thúc đẩy giải ngân vốn ODA đã cam kết...
Thứ năm, nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ.
Theo ông Dũng, Việt Nam đang có trong tay cơ hội “có một không hai” để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đó là “thời kỳ dân số vàng”. Ông nhấn mạnh Việt Nam phải tận dụng nhanh nhất cơ hội này cho phát triển, vì nếu không sẽ phải đối mặt với xu hướng già hóa dân số và thực trạng “già trước khi giàu”.
Thứ sáu, ngoài công tác chuyên môn, ông yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến các vấn đề xã hội, tích cực thực hiện các hoạt động chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng.
Tái nhấn mạnh năm 2021 có vai trò quan trọng và đối diện nhiều khó khăn, thách thức, ông Dũng kêu gọi ngành Kế hoạch và Đầu tư cần tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, tận dụng tốt các thành tựu của cách mạng 4.0, xu hướng dịch chuyển, đầu tư, thương mại, chuyển đổi số trong khu vực và trên thế giới; kiên quyết không lùi bước trước thách thức, biến thách thức thành cơ hội phát triển; kiên định thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
"Tôi đề nghị phương châm hành động chung toàn ngành Kế hoạch Đầu tư trong năm 2021 là 'Phát huy truyền thống, nắm bắt thời cơ, quyết liệt hành động'”, ông Dũng nói.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.