Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản chỉ đạo về việc xử lý vướng mắc tại trạm thu phí của các dự án BOT giao thông. Trong đó, đối với dự án đầu tư Quốc lộ 1 đoạn qua Thị xã Cai Lậy (Tiền Giang), Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT triển khai theo phương án giữ nguyên trạm như hiện nay, thực hiện giảm giá vé. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm phối hợp với các địa phương liên quan triển khai đảm bảo giao thông thông suốt trên toàn tuyến của dự án.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã khẩn trương làm việc với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và chính quyền địa phương để thống nhất các phương án về việc giảm giá vé, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông để dự án thu phí trở lại từ 14/2/2019.
Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Xuân Cường, ngày 15/1, Tổng cục ĐBVN đã làm việc với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, chính quyền địa phương và thống nhất đề nghị Bộ GTVT phương án giảm giá và thu phí trở lại tại trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) từ 0h ngày 14/2/2019.
Cụ thể, mức giá vé áp dụng đối với nhóm phương tiện loại 1 (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn, các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng) là 15.000 đồng/vé/lượt, giảm 58% so với mức thu ban đầu (35.000 đồng/vé/lượt). Mức giá vé lượt áp dụng cho các nhóm phương tiện khác cũng giảm từ 40 - 60% so với mức giá ban đầu; mức vé tháng, vé quý cũng giảm tương ứng.
“Tổng cục Đường bộ đã có văn bản báo cáo, đề xuất Bộ GTVT chấp thuận phương án giảm giá vé tại dự án”, ông Cường nói và cho biết, sau khi cập nhật lại phương án tài chính, thời gian thu phí của dự án khoảng 15 năm 9 tháng.
Không chỉ đề xuất giảm giá chung cho các loại phương tiện qua trạm, Tổng cục ĐBVN cũng kiến nghị Bộ GTVT mở rộng phạm vi miễn, giảm giá vé đối với phương tiện của người dân xung quanh trạm Cai Lậy ở bán kính 10km, thay vì 4km như trước đây, gồm: xã Phú An, Bình Phú, Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy); xã Long Khánh, phường 2 (TX.Cai Lậy); xã An Cư, xã Mỹ Hội (huyện Cái Bè). Trong đó, các loại xe buýt và phương tiện không sử dụng để kinh doanh được giảm 100% giá vé, còn lại các phương tiện sử dụng để kinh doanh giảm 50% giá vé.
Ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc Công ty BOT Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, đã có kế hoạch thu phí trở lại ở BOT Cai Lậy. Dự kiến thời gian thu lại là qua Tết nguyên đán. Nhân sự, phương án thu phí lại đã chuẩn bị xong.
Phương án thu phí lại là giữ nguyên vị trí trạm thu phí hiện tại, tiếp tục giảm giá chung (giảm khoảng 30%) cho tất cả các phương tiện qua trạm so với ban đầu. Cụ thể, phương tiện nhóm 1 (xe 4 chỗ) giảm từ 25.000 đồng/xe/lượt xuống còn 15.000 đồng. Đây là mức thu thấp nhất trong tất cả dự án BOT trên QL1 hiện nay.
Đồng thời, mở rộng phạm vi miễn, giảm giá cho các phương tiện vùng lân cận. Chẳng hạn, đối với thị xã Cai Lậy sẽ áp dụng miễn, giảm thêm xã Long Khánh và phường 2; đối với huyện Cái Bè giảm thêm xã An Cư, xã Mỹ Hội... Theo tính toán, với phương án này, thời gian hoàn vốn đầu tư dự án khoảng 13 năm (trước đây dự kiến hơn 7 năm).
Được biết, chiều 16/1, đoàn công tác của Tổng cục ĐBVN do Phó tổng cục trưởng Nguyễn Xuân Cường làm trưởng đoàn đã làm việc với chính quyền địa phương, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án về các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông để trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại từ 0h ngày 14/2/2019.
Cũng trong ngày 16/1, Tổng cục ĐBVN đã có văn bản đề nghị Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) phối hợp đảm bảo ATGT trên QL1 qua thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
“Chúng tôi đã chỉ đạo nhà đầu tư tập trung triển khai công tác duy tu, bảo trì tuyến đường, hoàn thành dứt điểm vào ngày 25/1/2015 để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến khi thu phí trở lại”, ông Cường cho biết.
Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy có chiều dài 38,5km, tổng mức đầu tư ban đầu hơn1.398 tỷ đồng, gồm hai hợp phần: Hợp phần 1 - Cải tạo, tăng cường mặt đường QL1 dài 26,4km, sửa chữa 14 cầu và lắp đặt hệ thống thoát nước trên tuyến; Hợp phần 2 - Xây dựng tuyến tránh Cai Lậy dài 12,1km và xây dựng 7 cầu trên tuyến. Vị trí trạm thu giá dịch vụ để hoàn vốn đặt tại khoảng Km 1999+900, QL1 nằm trong phạm vi dự án.
Từ khi trạm đi vào hoạt động ngày 1/8/2017, nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé, tụ tập đông người gây ùn tắc, mất an ninh trật tự khiến chủ đầu tư phải liên tục xả trạm. Từ ngày 14/12/2017, dự án BOT Cai Lậy đã phải buộc tạm dừng thu phí, chờ phương án xử lý của Chính phủ.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.