Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bùng nổ kinh tế (boom) là khái niệm dùng để chỉ thời kỳ gia tăng mạnh mẽ của hoạt động kinh tế, mặc dù sản lượng mà nền kinh tế sản xuất ra đã vượt quá sản lượng tiềm năng. Trong thời kỳ này, ban đầu sản lượng tăng với tốc độ cao hơn xu thế phát triển của chu kỳ kinh doanh (gọi là thời kỳ sôi động), nhưng sau đó tốc độ tăng của nó chậm lại và sau khi đạt tới đỉnh của chu kỳ, nền kinh tế chuyển sang giai đoạn suy giảm. Hoạt động nổi bật trong thời kỳ này là đầu cơ (tích luỹ hàng tồn kho dưới dạng nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm với hy vọng bán được giá cao trong tương lai). Ngược với thời kỳ bùng nổ là thời kỳ đình trệ, khủng hoảng (khi nền kinh tế chạm đáy của chu kỳ kinh doanh).
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân)
Bùng nổ kinh tế là một trong 3 thời kỳ của một chu kỳ kinh tế. Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). 3 pha cụ thể của một chu kỳ kinh tế bao gồm:
Pha suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.
Pha phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.
Pha hưng thịnh (pha bùng nổ) là lúc GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái. Kết thúc pha hưng thịnh, nền kinh tế lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.