Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dự án BOT cầu La Uyên – Tân Đệ (gọi tắt là BOT Tân Đệ)
Đầu tiên phải kể đến dự án đầy tai tiếng BOT Tân Đệ, đây là dự án BOT đầu tay của Tasco, nhằm nâng cấp và cải tạo 5,5Km đường QL10 đoạn từ cầu La Uyên đến cầu Tân Đệ. Đây là đoạn đường chính của các phương tiện lưu thông từ đồng bằng Bắc Bộ xuống hạ lưu Sông Hồng tại Thái Bình.
Trạm thu phí Tân Đệ được đặt ở phía Thái Bình sau khi qua cầu Tân Đệ. Dự án cầu La Uyên- Tân Đệ sẽ hoàn vốn và kết thúc thời gian thu phí vào tháng 3/2025.
Nhưng để kéo dài thời gian thu phí của trạm Tân Đệ, Tasco đã thi công dự án BOT tuyến tránh thị trấn Đông Hưng trên QL10 với tổng mức đầu tư 440 tỷ đồng. Dự án có chiều dài 6,5km này sẽ được hoàn vốn tại trạm Tân Đệ theo văn bản số 135/TTg-KTN ngày 28/11/2015.
Thời gian thu phí hoàn vốn của trạm Tân Đệ sẽ được kéo dài thêm 3 năm 1 tháng, đến tháng 04/2028. Doanh số thu phí hàng năm đạt khoảng 220 tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp khoảng 48%.
Dự án BOT Tuyến tránh TP Nam Định trên QL 21 (gọi tắt là BOT Mỹ Lộc)
Dự án BOT Mỹ Lộc cũng là một trong những dự án tốn nhiều giấy mực trong thời gian qua khi liên tiếp gặp phải những phản đối gay gắt từ phía người dân.
Đây là một hợp phần của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường mới Phủ Lý – Mỹ Lộc dài 25km, tổng mức đầu tư gần 3.800 tỷ đồng. Phần lớn giá trị công trình được thực hiện theo hình thức Xây dựng – chuyển giao (BT). Trong đó, hợp phần BOT QL21 dài khoảng 4km có giá trị đầu tư là 487 tỷ đồng.
Tuyến đường Phủ Lý – Mỹ Lộc (QL21) sẽ kết nối với dự án BOT La Uyên – Tân Đệ trên QL10 do Tasco là chủ đầu tư tạo thành một trục ngang Đông-Tây từ duyên hải Bắc Bộ đi Hà Nội thông qua cao tốc Hà Nội – Ninh Bình.
Hợp phần BOT tuyến tránh TP Nam Định sẽ tận dụng được lưu lượng xe di chuyển trên tuyến đường mới Phủ Lý – Mỹ Lộc (dự án BT) và thu hút các phương tiện xe tải do không phải đi qua khu vực đông dân cư trung tâm thành phố Nam Định.
Sau đợt tăng phí vào đầu năm 2017, doanh thu thu phí của trạm Mỹ Lộc ước đạt 130 tỷ đồng/năm và tỷ suất lợi nhuận gộp gần 62%. Với tổng mức đầu tư thấp và thời gian thu phí còn gần 10 năm, đây là một trong những dự án đem về nhiều tiền nhất “ông nghị” Phạm Quang Dũng.
Dự án tuyến BOT QL39B Thái Bình
Đây là dự án thuộc dự án đầu tư theo hình thức BT QL 39 có tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng. Trong đó, hợp phần BOT có giá trị 400 tỷ đồng sẽ được khai thác hoàn vốn trong 16 năm 7 tháng từ 1/1/2017.
Hiện tại, doanh thu thu phí từ dự án ước tính khoảng 25-30tỷ đồng/năm và tỷ suất lợi nhuận 11,5%/vốn chủ sở hữu/năm.
Tuy nhiên, trước dư luận của người dân về vị trí đặt trạm thu phí và sự “không tách bạch” trong hợp đồng đầu tư BT và BOT của dự án, Tasco đã buộc phải miễn 100% phí qua trạm đối với xe 12 chỗ và 50% đối với các phương tiện thuộc huyện Thanh Nê và xã Bình Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Dự án BOT QL10 Cầu Nghìn
Dự án có tổng mức đầu tư 2.513 tỷ đồng, là dự án BOT lớn nhất mà Chủ tịch Phạm Quang Dũng và Tasco từng tham gia. Hiện tại dự án đã thảm nhựa hoàn thiện 96% tiến độ yêu cầu và dự kiến sẽ đưa vào thu phí từ tháng 10/2017.
Cùng với các công trình đã đầu tư như : tuyến Phủ Lý –Mỹ Lộc nối Hà Nam – Nam Định trên QL21; BOT Tân Đệ - La Uyên nối Nam Định – Thái Bình trên QL10; tuyến đường QL39 đấu nối với QL10 chạy qua tỉnh Thái Bình, dự án BOT cầu Nghìn đến cầu Quán Toan kết nối Thái Bình và Hải Phòng dài 30,5km khi đi vào hoạt động sẽ tạo thành một cung đường xuyên suốt dài 120km kết nối 5 tỉnh thành trọng yếu ở duyên hải Bắc Bộ.
Điểm đầu và điểm cuối của cung đường dài 120km trên sẽ kết nối vào 2 cao tốc chiến lược của miền Bắc là Ninh Bình – Hà Nội và Hà Nội – Hải Phòng.
Do đó, dự án BOT cầu Nghìn sở hữu nhiều lợi thế do có thể thu hút lưu lượng xe từ các tỉnh Hà Nam - Nam Định - Thái Bình – Quảng Ninh vận chuyển hàng xuất nhập khẩu ra cửa ngõ cảng Hải Phòng và ngược lại.
Bên cạnh đó, phần lớn cung đường nằm ở địa bàn Hải Phòng đi qua nhiều khu công nghiệp như Quán Toan, An Tràng, VSIP, Tràng Duệ, hay phía Thái Bình (KCN Cầu Nghìn, An Hòa).
BOT Cầu Nghìn được thu phí hoàn vốn trong thời gian 16 năm với tỷ suất lợi nhuận hàng năm là 11,5%/vốn chủ sở hữu. Doanh thu thu phí của dự án bình quân hàng năm ước tính khoảng 360 tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp dự kiến khoảng 50%.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, để quản lý các dự án BOT, Tasco đã lập ra tới 13 công ty con và góp vốn vào 5 công ty liên kết. Tuy nhiên, hiện các công ty này đang hoạt động rất èo uột và từ chối trả lời báo chí liên quan đến các dự án BOT của Tasco.
Trong một diễn biến khác, dường như “ông nghị” Phạm Quang Dũng cũng đã "ngán" các dự án BOT khi đang thoái toàn bộ vốn tại Tổng công ty Thăng Long (nơi đơn vị này là một trong những cổ đông lớn nhất).
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.