Cận cảnh dự án Golden Square 'chình ình' hơn chục năm giữa lòng Đà Nẵng
Việt Anh -
24/10/2020 14:10 (GMT+7)
(VNF) - Dự án Golden Square tại Đà Nẵng được khởi công từ đầu năm 2008, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong vòng 3 năm, tức là năm 2011. Tuy nhiên, đến nay đã 12 năm trôi qua, dự án này vẫn "chình ình" ở vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố.
Dự án Golden Square có diện tích hơn 10.660m2 với 4 mặt tiền (Yên Bái - Phạm Hồng Thái - Nguyễn Thái Học và Nguyễn Chí Thanh). Đây là khu thương mại văn phòng, bao gồm 3 tòa tháp cao 21 - 36 tầng với 353 phòng khách sạn và 576 căn hộ.
Dự án được khởi công từ đầu năm 2008 bởi chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á (Dong A Real Estate), tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, là một trong những dự án lớn nhất TP. Đà Nẵng.
Thời điểm đó, Địa ốc Đông Á cam kết sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác dự án Golden Square trong vòng 3 năm, tức là năm 2011 với giá khởi điểm 1.500 - 1.700 USD/m2/căn, xấp xỉ 100.000 USD cho mỗi căn hộ.
Thế nhưng, trái ngược với cam kết mạnh mẽ của chủ đầu tư, tiến độ thi công của Golden Square rất bê trễ, mãi đến năm 2016, dự án này mới đì đẹt leo lên mặt bằng sàn tầng thứ 2 do nhiều năm bị dừng thi công vì thiếu vốn.
Trong bối cảnh thành phố Đà Nẵng đang quyết liệt xử lý các dự án bỏ hoang, ngưng trệ trên địa bàn, đại diện UBND TP. Đà Nẵng khi đó đã đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho các chủ đầu tư được chuyển nhượng dự án dang dở, nếu tìm được đối tác có năng lực nhằm thúc đẩy tiến độ hoàn thành.
Tranh thủ thời cơ này, Địa ốc Đông Á đã nhanh chóng chuyển nhượng dự án Golden Square cho tập đoàn Alphanam, thương vụ này diễn ra trong lặng lẽ và bên nhận chuyển nhượng cũng không công bố thêm bất kỳ thông tin liên quan.
Đến tháng 6/2019, pháp nhân Công ty Cổ phần Đông Á Golden Square được thành lập. Trụ sở của công ty ở địa chỉ 75 Nguyễn Thái Học, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng là khu đất tọa lạc dự án Golden Square.
Người đại diện pháp luật của công ty là ông Nguyễn Minh Thông. Được biết ông Thông cũng là đại diện của chi nhánh Công ty Cổ phần Địa ốc Alphanam Đà Nẵng và chi nhánh Công ty Cổ phần Địa ốc Alphanam tại Sơn Trà.
Về cơ cấu cổ đông, Đông Á Golden Square có 3 cổ đông tham gia góp vốn gồm Công ty Cổ phần Địa ốc Alphanam (40% cổ phần), Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam (40%) và ông Nguyễn Minh Nhật (20%), con trai của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Alphanam Nguyễn Tuấn Hải.
Một tháng sau khi thành lập, Đông Á Golden Square tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ lên 790 tỷ đồng.
Sự chậm trễ của dự án Golden Square không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan thành phố, mà còn tác động tiêu cực đến đời sống của người dân xung quanh.
Chia sẻ với VietnamFinance, bà Nguyễn Thanh Tâm (60 tuổi), người dân sống gần khu vực dự án cho biết: "Khu vực này gây ô nhiễm cả chục năm nay, đặc biệt từ khi thi công lại hồi năm 2019, môi trường xung quanh toàn là bụi và tiếng ồn. Gần như cả ngày không có lúc nào yên tĩnh, cá nhân tôi còn bị 'điếc' một bên tai".
Bà Tâm cho biết, công trình này sáng thì bụi mù mịt, đêm thì đổ bê tông từ 22 giờ đến tận 6 giờ sáng phát ra tiếng ồn rất lớn, gây ra bức xúc cho người dân. Bà Tâm và các hộ xung quanh đã phản ảnh lên chủ đầu tư, tuy nhiên nhận được câu trả lời là "thắc mắc lên phường mà hỏi"!?
"Tôi không thắc mắc, tôi chỉ muốn nhắc nhở họ xây dựng làm sao để đảm bảo giấc ngủ cho người dân, nhất là người già và trẻ em. Nhưng họ trả lời như kiểu được 'bảo kê' rồi, họ không cần biết người dân sống thế nào", bà Tâm bức xúc.
Bà Tâm chỉ tay về phía vũng nước bốc ra mùi hôi thối và nói: "Nước trong công trình chảy gỉ ra đường, vừa bẩn vừa có mùi khó chịu. Ngoài ra có đoạn đường còn bị nứt, xong nước thải từ đoạn đó cũng xì lên, tôi phản ánh thì họ cũng có động thái khắc phục, nhưng chỉ cho qua chuyện, một thời gian sau lại tiếp diễn như vậy".
"Sung sướng nhất là những ngày... có dịch Covid-19. Công trình dừng thi công nên người dân được nghỉ ngơi cái đầu", bà Tâm cho hay.
Tương tự, chị Phạm Thị Cúc (người dân sống quanh dự án) cho rằng chủ đầu tư cần phải quan tâm tới sức khỏe của người dân, chứ không thể "cậy" là công ty lớn nên muốn đối xử với người dân "thấp cổ bé họng" thế nào cũng được.
"Anh (chủ đầu tư) phải cho người dân quyền được sống chứ. Chúng tôi không muốn cản trở công trình xây dựng, nhưng các anh cũng phải nghĩ đến những ảnh hưởng mà chúng tôi đang phải chịu đựng", chị Cúc nói.
Mới đây, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) thông báo tìm đơn vị thẩm định giá trị tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Địa ốc Đông Á mà đơn vị này đang nắm giữ.
Theo VAMC, tính đến ngày 28/9/2020, khoản nợ của Địa ốc Đông Á xấp xỉ 990 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc 745 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo cho khoản nợ có trị giá khoảng 1.100 tỷ đồng lúc cho vay là quyền sử dụng khu đất trên 10.660 m2 và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất tại khu thương mại văn phòng trên đường Nguyễn Thái Học – Phạm Hồng Thái, Đà Nẵng (dự án Golden Square).
Dưới đây là một số hình ảnh tại dự án Golden Square:
Một góc dự án tại mặt đường Nguyễn Thái Học - Yên Bái.Công trình đang leo đến tầng thứ 7 - 8, trong khi kế hoạch là 21 - 36 tầng.Một trong những cổng vào công trình.Tập đoàn Delta là nhà thầu thi công dự án Golden Square.
(VNF) - Hạ tầng mở lối, BĐS “cất cánh”, như hai bánh răng của cỗ máy phát triển đô thị. Việc triển khai đồng loạt các công trình quan trọng như Sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, Vành đai 2, 3… tạo nên mạng lưới liên kết vùng chặt chẽ giữa TP. HCM và các tỉnh Đông Nam bộ. Trong đó, TP. Thủ Đức nổi lên như một “nút giao” chiến lược, vừa tiếp giáp trung tâm TP. HCM, vừa kết nối trực tiếp đến sân bay Long Thành – cả trên phương diện giao thông lẫn dòng chảy kinh tế.
(VNF) - Kết luận Thanh tra Chính phủ cho biết: "Công ty TNHH Forio Nha Trang là chủ đầu tư dự án khách sạn cao cấp Vân Phong tiến hành xây dựng công trình không tuân thủ các chỉ tiêu, thông số về quy hoạch, xây dựng; vi phạm về quy hoạch, xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt".
(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra loạt tồn tại, sai phạm tại dự án Đầu tư xây dựng Tòa nhà thương mại, dịch vụ, văn phòng và chung cư để bán do Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 678 tỷ đồng.
(VNF) - Có vị trí đắc địa bậc nhất tại trung tâm TP. Vinh, tỉnh Nghệ An và sở hữu những lợi thế khó sao chép, 61 căn nhà phố thương mại Vincom Shophouse Diamond Legacy được ví như những viên kim cương độc bản chỉ dành cho nhà đầu tư có tầm nhìn và biết chớp thời cơ.
(VNF) - Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định chuyển Trung tâm thương mại Thái Dương sang Chung cư thương mại đã làm thay đổi tính chất, chức năng, quy mô... là chưa đủ căn cứ, cơ sở và không đúng quy định.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều dự án xây dựng tổ hợp trung tâm thương mại và chung cư để bán nằm trên diện tích được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch là đất công cộng. Trong đó có án Tổ hợp trung tâm thương mại và căn hộ chung cư để bán New Melboume, tỉnh Bắc Ninh.
(VNF) - Theo công bố mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương - Chủ đầu tư dự án Đồi Rồng - Hải Phòng đang nắm giữ quỹ hơn 5.000 tỷ tiền mặt. Đây là số tiền người mua trả tiền trước của dự án.
(VNF) - Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đang được triển khai nhanh chóng. Vành đai 2, 3, nút giao An Phú, Mỹ Thủy và cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây là những công trình chiến lược giúp tăng cường khả năng liên kết vùng. Đặc biệt, sân bay Long Thành dự kiến vận hành vào năm 2026 sẽ thúc đẩy bất động sản (BĐS) TP. Thủ Đức bứt phá, mở ra cơ hội tăng trưởng dài hạn.
(VNF) - Sự kiện khởi công vòng xuyến dự án Vinhomes Golden Avenue (TP. Móng Cái, Quảng Ninh) đã góp phần nâng giá trị bất động sản tại đây lên tầm cao mới. Trong đó, dòng sản phẩm shophouse deluxe Asia Vibe càng trở nên đắt giá nhờ hội tụ “kiềng ba chân”: hạ tầng bứt phá, tiềm năng kinh doanh đa dạng và chính sách ưu đãi hấp dẫn.
(VNF) -Ngày 03/04, Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược triển khai các dự án bất động sản (BĐS) công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
(VNF) - Thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp và dân sinh sẽ chịu những tác động không nhỏ từ việc Mỹ áp mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Tập đoàn Trung Nam mong muốn dự án Golden Hills City sớm được giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.
(VNF) - Báo cáo mới nhất của Batdongsan.com.vn cho thấy thị trường bất động sản (BĐS) trong nước ngày càng quan tâm tới các tiêu chí xanh, bền vững. Một số ít dự án phát triển theo xu hướng BĐS “xanh nguyên bản”, được giới đầu tư sành sỏi quan tâm bởi sở hữu nhiều giá trị khác biệt, bắt nhịp xu hướng toàn cầu.
(VNF) - Với kế hoạch phát triển đô thị đại học cùng chiến lược đầu tư hạ tầng bài bản về nhà ở, y tế, giáo dục, Hà Nam được kỳ vọng trở thành “cánh tay nối dài” góp phần giải bài toán giãn dân và tái cấu trúc đô thị cho Thủ đô Hà Nội.
(VNF) - Thị trường bất động sản Hải Phòng trở nên sôi động với hàng loạt dự án mới chuẩn bị ra mắt. Trong số đó, chủ lực là các dự án đất nền với hàng nghìn lô sắp được tung ra bán.
(VNF) - Sự xuất hiện đồng thời của Vingroup, Ecopark với những “đại dự án” khiến không ít người đặt kỳ vọng thị trường bất động sản Long An có thể lặp lại thành công của Hưng Yên trước đó.
(VNF) - Luật Nhà ở 2023, vẫn giữ nguyên mức lợi nhuận 10% cho phần nhà ở xã hội trong khi thủ tục vô cùng phức tạp đã đẩy DN vào nhiều nguy cơ rủi ro. Điều này khiến cho đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) không được nhiều DN mặn mà.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra số 81/KL-TTCP về thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng.
(VNF) - Hạ tầng mở lối, BĐS “cất cánh”, như hai bánh răng của cỗ máy phát triển đô thị. Việc triển khai đồng loạt các công trình quan trọng như Sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, Vành đai 2, 3… tạo nên mạng lưới liên kết vùng chặt chẽ giữa TP. HCM và các tỉnh Đông Nam bộ. Trong đó, TP. Thủ Đức nổi lên như một “nút giao” chiến lược, vừa tiếp giáp trung tâm TP. HCM, vừa kết nối trực tiếp đến sân bay Long Thành – cả trên phương diện giao thông lẫn dòng chảy kinh tế.
(VNF) - Tập đoàn Hateco đã chính thức vận hàng Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT), đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Cùng VietnamFinance ngắm toàn cảnh bến cảng quốc tế của Tập đoàn HATECO.