Bình Định gọi đầu tư loạt dự án BĐS du lịch và đô thị
(VNF) - Giai đoạn 2025-2030, Bình Định mời gọi đầu tư hàng loạt dự án, trong đó có nhiều dự án khu du lịch, khu đô thị.
“Lỗ hổng” giám sát thủ công
Để trấn an dư luận, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), đơn vị quản lý, vận hành khai thác tuyến HLD và ba tuyến cao tốc khác đã công bố quy trình thu phí, giám sát cũng như hậu kiểm, bảo đảm quản lý chặt chẽ, minh bạch, công khai. Theo đó, các tuyến do VEC đầu tư đều xây dựng mới, tổ chức thu phí kín (thu phí có kiểm soát đầu vào và đầu ra qua hệ thống thẻ điện tử).
Việc quản lý, sử dụng tiền thu phí được thực hiện theo phương án tài chính các dự án được phê duyệt; ưu tiên dành trả nợ các khoản vay, chi phí quản lý, bảo trì,... Việc giám sát, hậu kiểm được VEC thực hiện qua nhiều khâu, dữ liệu định kỳ được sao lưu phục vụ giám sát, hậu kiểm, lưu trữ tối thiểu 5 năm. Đại diện VEC khẳng định, công tác thu phí, giám sát, hậu kiểm,… đều tuân thủ các quy định hiện hành, bảo đảm công khai và minh bạch.
Những giải trình của VEC chưa đủ để dư luận tin tưởng, bởi đó mới chỉ là thông tin một chiều từ phía doanh nghiệp (DN), chưa phải thông tin chính thức của các cơ quan chức năng. Hơn nữa, quy trình thu phí dù có chuẩn nhưng người thực thi, các cơ quan quản lý, các đơn vị liên quan có thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Sự nghi ngờ về tính minh bạch trong công tác thu phí thật ra đã âm ỉ từ lâu.
Giữa năm 2016, Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 1 (Cienco 1) - một cổ đông của Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đã bất ngờ tố cáo việc thu phí tại đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có nhiều gian lận. Sau đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã vào cuộc thanh tra, xác định chênh lệch giữa số thu bình quân ngày giám sát với số thu bình quân ngày báo cáo của DN dự án là gần 600 triệu đồng/ngày.
Tương tự, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng vào cuộc thanh tra cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, phát hiện một thực trạng tương tự, chênh lệch doanh thu báo cáo và thực tế lên tới hàng trăm triệu đồng/ngày. Đáng tiếc, kết quả này sau đó đã bị chìm vào quên lãng.
Mặc dù “ông chủ BOT” nào cũng khẳng định như đinh đóng cột, việc thu phí được giám sát chặt chẽ, phần mềm thu phí con người không thể can thiệp được, song một thực tế là doanh thu thu phí đang hết sức tù mù. Các cuộc kiểm tra, giám sát hệ thống trạm thu phí tại dự án BOT trên cả nước của Tổng cục Đường bộ Việt Nam những năm vừa qua đã phát hiện nhiều khiếm khuyết, sai sót của nhà đầu tư khi số thu phí dự án báo cáo thấp hơn thời điểm kiểm tra hay hàng loạt các lỗi về dữ liệu phục vụ công tác hậu kiểm, khiến cơ quan nhà nước có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong kiểm tra, giám sát doanh thu thu phí.
Sớm triển khai thu phí tự động không dừng
Chỉ đến khi vụ cướp trạm thu phí tại Dầu Giây xảy ra, những con số về doanh thu thu phí tại cao tốc HLD mới được đưa ra và nó khiến nhiều người giật mình. Mỗi ngày, cao tốc này đạt doanh thu 3,3 đến 3,4 tỷ đồng, ngày lễ, Tết có thể lên tới 5 đến 6 tỷ đồng/ngày. Nhưng đây cũng mới chỉ là con số doanh thu do nhà đầu tư tự đưa ra, còn doanh thu thực tế bao nhiêu vẫn là một dấu hỏi lớn. Khi được phỏng vấn, nhiều chuyên gia từng nói thẳng, phần mềm thu phí do con người tạo ra, hệ thống thu phí lại do chính “ông chủ BOT” quản lý, việc can thiệp, làm sai lệch dữ liệu đến nay tuy chưa “bắt tận tay” song thực tế kiểm tra nhiều đợt của cơ quan chức năng đã chứng minh, không có gì khẳng định doanh thu thu phí là minh bạch cả.
Mới đây, cơ quan công an điều tra đã phát hiện và xử lý gian lận thu phí của tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương kéo dài từ năm 2015 đến nay. Cơ quan công an đã bắt giữ khẩn cấp Giám đốc Công ty Yên Khánh, chi nhánh Long An và bốn người khác để điều tra về hành vi “mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật nhằm che giấu doanh số thu phí, trốn thuế” tại các trạm thu phí trên cao tốc này.
Với lưu lượng xe lớn, do đây là tuyến đường cao tốc huyết mạch đến cửa ngõ TP Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại số tiền thất thoát sẽ lớn đến như thế nào khi việc quản lý lỗ hổng giám sát thu phí vẫn đang bị bỏ ngỏ? Trong khi đó, nhà đầu tư gian dối doanh thu, sẽ dẫn đến kéo dài thời gian thu phí, điều chỉnh phương án tài chính, số tiền chênh lệch khổng lồ này sẽ rơi vào túi ai? Một trường hợp khác cần phải kể đến, cách đây không lâu, VEC bị phát hiện mất hàng trăm nghìn thẻ thu phí, đã phát cho các phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Theo kết quả rà soát, từ tháng 1 đến tháng 8-2015, tổng số lượng thẻ định danh do VEC phát ra gần 3,5 triệu thẻ (phát ra từ 11 trạm thu phí trên toàn tuyến), số lượng thẻ định danh không thu hồi được là 137.221 thẻ, chiếm gần 4% số lượng. Giải thích sự việc này, VEC đưa ra lý do trên tuyến có nhiều điểm mở chưa đóng khi khai thác đường cao tốc. Nhưng, nhiều ý kiến đặt ra, tại sao VEC không khai báo sớm vấn đề này và loanh quanh trong việc truy cứu trách nhiệm lãnh đạo đơn vị buông lỏng quản lý.
Để bảo đảm công khai, minh bạch, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương rà soát, đánh giá việc quản lý các phần mềm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ tại các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) do Bộ GTVT quản lý.
Trên cơ sở đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất phương án quản lý phần mềm thu phí dịch vụ phù hợp, chống thất thoát doanh thu, báo cáo Bộ trong tháng 3 tới. Nhằm giám sát chặt chẽ hơn, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang thực hiện dự án xây dựng quản lý giám sát, khai thác dữ liệu thu phí đường bộ, giám sát cả thu phí một dừng và thu phí không dừng.
Toàn bộ dữ liệu ở các trạm thu phí sẽ được truyền thẳng về Tổng cục, sử dụng một số công cụ để nhận biết các giao dịch bất thường, sau đó sẽ kiểm tra, trong quá trình giám sát sẽ kiểm tra ngẫu nhiên. Phần mềm này sẽ tạo ra kênh giám sát độc lập của cơ quan quản lý nhà nước, đang thí điểm trước ở ba trạm, nếu thành công sẽ nhân rộng ra toàn bộ các trạm.
Bộ GTVT yêu cầu đến hết năm 2019, tất cả các trạm BOT phải chấm dứt thu phí thủ công, chuyển sang thu phí tự động không dừng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc thu phí tự động sẽ giúp giám sát hiệu quả việc thu phí, ngăn chặn nạn gian dối, biển thủ doanh thu. Cùng với đó, phát huy lợi ích, hiệu quả cho xã hội như không mất thời gian dừng xe, giảm nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông.
Mặc dù Chính phủ đặt ra lộ trình, hết năm 2018 tất cả trạm thu phí trên quốc lộ 1 và quốc lộ 14 phải lắp đặt công nghệ thu phí không dừng, hết năm 2019 áp dụng cho tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc. Tuy nhiên, đến nay, cả nước mới hoàn thành 26 trạm BOT với 91 làn thu phí không dừng, chưa đáp ứng tiến độ đề ra do một số nhà đầu tư nêu đủ lý do để dùng dằng, lần lữa không thực hiện. |
(VNF) - Giai đoạn 2025-2030, Bình Định mời gọi đầu tư hàng loạt dự án, trong đó có nhiều dự án khu du lịch, khu đô thị.
(VNF) - 26 thửa đất tại khu đấu giá tại thôn Yên Quán, xã Hưng Đạo (trước đây là xã Tân Phú), huyện Quốc Oai, vừa được đấu giá thành công với mức trúng cao nhất lên tới 104 triệu đồng/m2, thấp nhất là 62 triệu đồng/m2.
Nguồn cung căn hộ được mở bán trong năm nay được dự báo là dồi dào hơn năm ngoái, song giá cả khá đắt, nên nhiều người có nhu cầu an cư phải tính đến phương án đi thuê nhà.
(VNF) - Với nguồn cung căn hộ chung cư khan hiếm, giá cả leo thang, các nhà đầu tư tại Hà Nội đang có xu hướng dịch chuyển về các tỉnh Bắc Trung Bộ để tìm kiếm cơ hội mới.
(VNF) - Theo VARS, thị trường bất động sản có thể đón nhiều làn sóng đầu tư trong thời gian tới khi tín dụng nới lỏng được phát đi, dòng tiền rẻ được bơm ra trong bối cảnh thị trường phục hồi. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn được kiểm soát nhằm tránh rủi ro cho thị trường và nền kinh tế.
(VNF) - Danh mục 892 dự án đấu giá quyền sử dụng đất phê duyệt gồm 738 dự án chuyển tiếp từ năm 2024 và 154 dự án mới. Tổng diện tích đất dự kiến đấu giá đạt 730,9 ha, số tiền thu ròng dự kiến đạt 17.255,6 tỷ đồng.
(VNF) - The APT Tower thực hiện tại Lô A2-1 đường Võ Văn Kiệt (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng), vốn đầu tư gần 712 tỷ đồng, sẽ cung cấp cho thị trường 357 căn nhà ở cao cấp.
(VNF) - Khánh Hòa sẽ đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án Khu đô thị mới Diên Thạnh và Khu đô thị hỗn hợp Cam Lâm.
(VNF) - Cuộc đấu giá tài sản quyền sử dụng đất đối với 60 thửa đất, tại thành phố Sơn La thu hút gần 1.000 hồ sơ đủ điều kiện tham gia và 330 khách hàng đấu giá trực tiếp.
(VNF) - Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án 29 năm tù đối với hai bị cáo Châu Minh Sơn (Giám đốc Công ty TNHH MTV Địa ốc Phú Sơn) và Lô Thị Loan (vợ của Sơn, đồng thời là Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Xây dựng Tường Hy Quân ) trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(VNF) - Với vị trí vàng tại trung tâm đảo Cát Bà, tầm view “đỉnh nóc” ôm trọn vịnh Lan Hạ tuyệt mỹ và tiềm năng khai thác dịch vụ du lịch vượt trội, dòng căn hộ Xanh Sky là lựa chọn nghỉ dưỡng lý tưởng, đồng thời đem đến cơ hội đầu tư sinh lời bền vững.
(VNF) - Sở hữu chuỗi tiện ích sang - xịn – mịn bậc nhất trong các dự án cao cấp, hạng sang tại Hà Nội, chủ nhân các tòa căn hộ tại The Matrix One không chỉ “lãi” lớn từ việc tăng giá bất động sản, mà cả từ những trải nghiệm đậm chất hạng A khi sống ở dự án biểu tượng ở khu Tây.
(VNF) - Trước tình hình đất Thái Bình bị "thổi giá", để tránh bị lừa đảo, thiệt hại khi đầu tư bất động sản, Công an tỉnh Thái Bình đã đưa ra cảnh báo cho người dân.
(VNF) - Bất động sản dòng tiền là những tài sản mang lại lợi nhuận đều đặn theo chu kỳ như hàng tháng, quý hay năm và luôn được các nhà đầu tư đặc biệt ưu tiên với mục tiêu “tiền đẻ ra tiền”. Tại khu Đông TP. HCM, Vinhomes Grand Park nằm trong danh mục bất động sản dòng tiền “phải có” của giới đầu tư sành sỏi.
(VNF) - Trong kỷ nguyên số, công nghệ đang trở thành yếu tố then chốt quyết định chất lượng dịch vụ quản lý vận hành bất động sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng đẩy mạnh cập nhật các xu hướng công nghệ mới để nâng tầm trải nghiệm cư dân và tối ưu hiệu quả vận hành dự án.
(VNF) - Bộ Xây dựng cho hay, người thu nhập thấp không có hợp đồng lao động khi đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội phải cam đoan những lời mình kê khai là đúng.
(VNF) - Sở hữu vị trí chiến lược giữa hai sân bay quốc tế Nội Bài hiện hữu và Gia Bình (Bắc Ninh) trong tương lai, đồng thời kề cận Grand Expo – trung tâm triển lãm quốc tế sôi động bậc nhất khu vực. The Cosmopolitan nhanh chóng trở thành lựa chọn ưu tiên trong danh mục đầu tư bất động sản của giới đầu tư sành sỏi.
(VNF) - Theo đánh giá của chuyên gia, sáp nhập tỉnh có thể tạo ra các tác động lớn đến thị trường bất động sản. Đặc biệt giá đất nền tại các khu vực được chọn làm trung tâm hành chính mới.
(VNF) - Hạ tầng Long - Lands sẽ đầu tư 1.900 tỷ đồng để thực hiện xây dựng khu đô thị 52ha nằm trên tuyến đường nối vành đai 4 - vành đai 5 tại Hà Nam.
(VNF) - Lô đất có diện tích 150,4m2 ở khu đất cũ nhà máy Kéo tại thị trấn Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vừa được đấu giá thành công với giá trúng gần 153 triệu đồng/m2.
(VNF) - Chuyên gia Trần Quang Trung cảnh báo, thông tin sáp nhập tỉnh là chất xúc tác khiến nhà đầu tư FOMO gom đất ồ ạt, nhưng nếu không tỉnh táo, nhà đầu tư rất dễ mắc kẹt dài hạn vì giá đã vượt xa giá trị thực.
(VNF) - Tỉnh Ninh Bình đã thông qua danh mục dự án phải thu hồi đất trên địa bàn tỉnh năm 2025. Theo đó, có 11 dự án phải thu hồi đất với tổng diện tích đất là 216,77ha.
(VNF) - Đô thị mới Bình Minh gồm toàn bộ ranh giới hành chính xã Bình Minh, diện tích khoảng 1.240ha, với tính chất là trung tâm tiểu vùng.
(VNF) - Hai tuần trở lại đây, thị trường bất động sản Bắc Giang 'dậy sóng' với giá đất cao "ngất ngưởng" trước tin đồn sáp nhập tỉnh. Trước tình hình này, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, ngăn chặn tình trạng "thổi giá".
(VNF) - Khu đô thị mới Lý Sơn (huyện Lý Sơn) với diện tích 760ha sẽ được đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
(VNF) - Giai đoạn 2025-2030, Bình Định mời gọi đầu tư hàng loạt dự án, trong đó có nhiều dự án khu du lịch, khu đô thị.
(VNF) - Sự xuất hiện và phát triển của khu đô thị Ecopark đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị bất động sản tại huyện Văn Giang.