Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Như VietnamFinance đã thông tin, vào tháng 8 vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định đã thông báo mời thầu dự án khu đô thị và du lịch sinh thái Diêm Vân, huyện Tuy Phước.
Dự án có tổng mức đầu tư là 4.952 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng là 608 tỷ đồng. Diện tích khu đất là 130ha, trong đó diện tích khu đô thị 57,7ha còn khu du lịch sinh thái 72,3ha.
Khu đô thị bao gồm các công trình: khu nhà ở thấp tầng biệt thự, kiến trúc hiện đại; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật, công viên cây xanh; xây dựng các công trình dịch vụ xã hội đô thị đảm bảo cung cấp các tiện ích thiết yếu cho cư dân trong và ngoài khu đô thị.
Khu du lịch gồm công viên chuyên đề, quảng trường nhạc nước; đất bảo tàng, ruộng muối; đất công viên hoa thực vật và khu vui chơi; du thuyền phục vụ du lịch, bãi đậu xe; công viên sinh thái rừng ngập mặn (giữ nguyên hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn); khách sạn 5 sao; đất khu resort và bungalow... để phục vụ du lịch.
Thời gian hoạt động của dự án 50 năm, tiến độ đầu tư từ năm 2020 đến năm 2025.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định vừa công khai danh sách nhà đầu tư đạt sơ bộ đánh giá năng lực, kinh nghiệm.
Theo đó, liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Bình Định - Công ty TNHH Khách sạn Silk Path - Công ty TNHH Xuân Cầu là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ và đạt đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án.
Tiếp đó, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án theo hồ sơ đăng ký dự án của nhà đầu tư đạt đánh giá sơ bộ. Theo đó, tổng mức đầu tư dự án từ 4.952,3 tỷ đồng tăng lên 4.990 tỷ đồng, trong đó chi phí thực hiện dự án là 4.382 tỷ đồng, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng là 608 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, trong 3 liên danh trên, Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Bình Định được thành lập vào tháng 8/2018, có địa chỉ tại phường Quang Trung, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, lĩnh vực hoạt động chính là bất động sản.
Đáng chú ý, người đại diện doanh nghiệp là ông Tô Duy (sinh năm 1992, quê Hà Nội). Ngoài ra, ông Duy còn đại diện các doanh nghiệp về lĩnh vực năng lượng như Công ty Cổ phần năng lượng Sóc Trăng, Công ty Cổ phần năng lượng DTR và Công ty Cổ phần đầu tư Vạn Ninh.
Liên danh thứ hai là Công ty TNHH Khách sạn Silk Path được thành lập từ tháng 6/2008, có địa chỉ tại phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, vốn điều lệ là 690 tỷ đồng.
Điều đặc biệt, nữ doanh nhân Bùi Tú Phương (sinh năm 1992), con gái của doanh nhân Bùi Tố Minh, là giám đốc và người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Khách sạn Silk Path.
Năm 2018, nữ doanh nhân Bùi Tú Phương từng gây xôn xao khi bỏ ra 277 tỷ đồng để thâu tóm quyền điều hành khách sạn lớn nhất Thừa Thiên Huế. Cụ thể, vào tháng 6/2018, Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam – Vneco đã chuyển nhượng toàn bộ 99,86% vốn nắm giữ tại Công ty Cổ phần Du lịch Xanh Huế - đơn vị đang sở hữu khách sạn tiêu chuẩn 4 sao Xanh Huế - một trong những khách sạn đẹp nhất ở Huế.
Đơn vị nhận chuyển nhượng là Công ty TNHH Khách sạn Silk Path và 2 cá nhân khác là bà Bùi Tú Phương và ông Tạ Đàm Hưng.
Công ty Silk Path là chủ sở hữu của chuỗi khách sạn mang tên Silk Path tại Hà Nội, Sapa (Lào Cai) và Huế. Tuy là đại diện pháp luật tại Silk Path, song phần lớn vốn tại chuỗi khách sạn này lại do ông Bùi Tố Minh (1967), Chủ tịch HĐQT, nắm giữ.
Công ty TNHH Xuân Cầu (Xuân Cầu Holding) có địa chỉ tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, vốn điều lệ là 2.150 tỷ đồng. Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 6/2000, hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản.
Xuân Cầu Holding nổi lên với vai trò là đơn vị phân phối hàng đầu dòng xe Piaggio của Ý tại Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được biết đến là một “ông trùm” trong lĩnh vực bất động sản với những dự án đình đám như: khu biệt thự nghỉ dưỡng Xanh Villas (diện tích 50ha); khu biệt thự sinh thái Yên Bình (Xanh Villas II); khu du lịch Kim Bôi; tổ hợp khách sạn - trung tâm thương mại Xuân Phú Hưng.
Xuân Cầu Holding còn sở hữu khu biệt thự và du lịch sinh thái Hòa Sơn; khu đô thị sinh thái Văn Giang; khu resort Xuân Phú Hải, Mercure Cát Bà, MP Resort - Phú Quốc, Gành đá đĩa - Phú Yên, sân golf Phượng hoàng - Phú Yên…
Xuân Cầu Holding cũng tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Điển hình doanh nghiệp đã bắt tay với Tập đoàn năng lượng hàng đầu Thái Lan, xây dựng cụm năng lượng tái tạo lớn nhất Đông Nam Á tính đến hiện tại.
Dự án này được khởi công vào cuối tháng 6/2018 với tổng mức đầu tư khoảng 9.100 tỷ đồng, được xây dựng trên vùng đất bán ngập của hồ Dầu Tiếng có diện tích 504ha và công suất lắp đặt 420MW.
Ngoài ra, Xuân Cầu Holding và Công ty Cổ phần Năng lượng Sóc Trăng do ông Tô Duy làm sếp cũng bắt tay khởi công dự án điện gió tại tỉnh Sóc Trăng.
Dự án này được xây dựng tại ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tổng công suất thiết kế cả 2 giai đoạn là 120MW, sử dụng trên 3.000ha đất. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ có công suất 30MW, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng và giai đoạn 2 công suất 90MW với tổng mức đầu tư gần 4.200 tỷ đồng.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.