Chế độ bản vị vàng hối đoái là gì?

Quỳnh Anh - 25/07/2018 07:52 (GMT+7)

(VNF) - Cùng tìm hiểu chế độ bản vị vàng hối đoái (gold exchange standard) là gì và từng được áp dụng ở những quốc gia nào trên thế giới?

VNF
Chế độ bản vị vàng hối đoái là chế độ quy định tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng

Chế độ bản vị vàng hối đoái (gold exchange standard) là một dạng của chế độ bản vị tiền vàng, trong đó một đồng tiền, ví dụ đô la Mỹ, được các nước sử dụng cùng với vàng để thanh toán những khoản thâm hụt cán cân thanh toán

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Chế độ bản vị vàng hối đoái là chế độ quy định tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng. Muốn đổi ra vàng, cần phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng như USD, Bảng Anh...

Chế độ bản vị vàng hối đoái từng được áp dụng ở Ấn Độ năm 1898, ở Đức năm 1924, ở Hà Lan năm 1928.

Xem thêm: Bản vị vàng, kim bản vị là gì?

Cùng chuyên mục
Tin khác