Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) là chỉ số giá được sử dụng để điều chỉnh GDP danh nghĩa về GDP thực tế. Nếu gọi chỉ số điều chỉnh GDP là DGDP, GDP danh nghĩa là GDPN và GDP thực tế là GDPR, chúng ta có thể viết:
Trong công thức trên, DGDP là yếu tố cho phép chúng ta chuyển GDP danh nghĩa thành GDP thực tế. Nếu biến đổi công thức trên, chúng ta được DGDP = GDPN/GDPR = Σp1q1/Σp0q1. Công thức này cho thấy rằng chỉ số điều chỉnh GDP là một chỉ số giá (chỉ số cho biết sự phát triển của giá cả). Nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được dùng để điều chỉnh GDP từ danh nghĩa về thực tế, chúng ta gọi chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số điều chỉnh GDP ngầm định.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Khác với Chỉ số giá tiêu dùng CPI, DGDP được tính trên giỏ hàng hoá thay đổi do vậy nó phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hoá, dịch vụ với nhau. Mặc dù vậy nó lại không phản ánh được sự giảm sút lợi ích của người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào đó. Ví dụ: do sau dịch cúm gà, giá gà trở nên quá đắt so với giá thịt lợn nên người tiêu dùng sẽ mua ít thịt gà hơn và mua nhiều thịt lợn hơn. Ích lợi của người tiêu dùng đã giảm xuống do họ phải tiêu dùng thịt gà ít hơn nhưng DGDP không phản ánh được điều này cho dù nó phản ánh được sự thay thế giữa thịt gà và thịt lợn.
CPI chỉ phản ánh mức giá của hàng tiêu dùng còn DGDP phản ánh giá của cả hàng hoá do doanh nghiệp, chính phủ mua. Vì thế DGDP được coi là phản ánh đúng hơn mức giá chung.
DGDP chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước (vì GDP chỉ tính sản phẩm trong nước) còn CPI phản ánh mức giá của cả hàng hoá nhập khẩu.Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu thống kê cho thấy sự khác biệt giữa CPI và DGDP không lớn.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.