'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Straitstimes, chính quyền thành phố Seoul đã bắt đầu thực thi các biện pháp nhằm giảm hiện tượng làm thêm giờ trong khu vực công. Theo đó, tất cả các máy tính tại tòa nhà thị chính thành phố Seoul và khu vực Seosomun phải được tắt đồng loạt vào một số ngày nhất định.
Việc tắt máy tính tự động sẽ được thực hiện vào lúc 19:30 ngày thứ Sáu của tuần thứ hai và thứ Tư trong tháng 4, sau đó tần suất tắt máy tính sẽ tăng lên vào lúc 19 giờ tối thứ Sáu hàng tuần trong tháng 5.
Các tòa nhà chính quyền khác tại Seoul như tòa nhà Mugyo và Văn phòng Cơ sở hạ tầng, cũng sẽ được áp dụng chính sách tắt máy tính tự động trong thời gian tới.
Việc triển khai chiến dịch tắt máy tính đồng bộ là biện pháp mới nhất được Seoul áp dụng sau khi xuất hiện ngày càng nhiều lời than phiền từ người dân Hàn Quốc về việc mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Hàn Quốc vốn được mệnh danh là quốc gia "nghiện việc nhất châu Á". Trong thập kỷ 1980, thời gian làm việc trung bình của người Hàn Quốc lên tới 68 giờ mỗi tuần. Bộ trưởng Bộ Gia đình và Bình đẳng giới Hàn Quốc gọi số thời gian làm việc này là "vô nhân đạo", gây ra tình trạng già hóa dân số nhanh chóng và khiến tỷ lệ sinh sụt giảm nghiêm trọng.
Với cường độ như vậy, Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nước có số giờ làm việc cao nhất ở châu Á và chỉ đứng thứ hai trong số các nước phát triển, sau Mexico.
Điều bất hợp lý là so với những quốc gia có mức thu nhập tương đồng như Anh và Australia, người Hàn Quốc làm việc nhiều hơn tới 400 giờ mỗi năm, tương đương 10 tuần làm việc.
Áp lực công việc đã làm cho xã hội Hàn Quốc mất cân bằng, đặc biệt là khi tỷ lệ sinh đẻ ở mức thấp nhất trên thế giới. Hầu hết giới trẻ ngoài 20 tuổi tại Hàn Quốc hiện nay phải từ bỏ các mối quan hệ yêu đương, kết hôn hay sinh con để tập trung cho sự nghiệp ngày một khó khăn. Chính điều này đã khiến suy nghĩ cũng như quan điểm của 2 thế hệ già - trẻ tại Hàn Quốc ngày một khác biệt, gây ra nhiều mâu thuẫn trong xã hội.
Tháng 9/2017, một viên chức nước này đã bị đột quỵ và qua đời do "căng thẳng công việc". Sự việc này đã đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh về hiện tượng "nghiện việc" của người dân Hàn Quốc.
Mặc dù mong muốn của người lao động Hàn Quốc là giảm giờ làm nhưng thói quen làm quá giờ tại nước này khó có thể "biến mất" trong nay mai.
Với nỗ lực giảm bớt gánh nặng và sự căng thẳng do làm việc quá giờ của người lao động, chính quyền Seoul đã chỉ định ngày thứ 4 và thứ 6 hàng tuần là "Ngày Gia đình". Tuy nhiên, những nỗ lực này cũng không phát huy tác dụng. Thống kê của chính quyền thành phố cho thấy nhiều người lao động vẫn làm thêm giờ với số ngày làm việc đáng kể trong một tuần.
Mới đây, Hàn Quốc cũng đã thông qua đạo luật cắt giảm giờ làm việc tối đa hàng tuần, cho phép người lao động nước này làm việc chính thức là 40 giờ và làm thêm không quá 12 giờ mỗi tuần.
Theo quy định mới, những lao động làm thêm vào cuối tuần sẽ được trả mức lương cao hơn 50-100% so với bình thường. Luật này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ tháng 7 đối với các doanh nghiệp lớn, sau đó sẽ áp dụng với các công ty nhỏ hơn.
Đạo luật được thông qua sau nhiều năm tranh cãi giữa các nghị sĩ, tổ chức công đoàn và doanh nghiệp Hàn Quốc. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc, các doanh nghiệp sẽ phải chi thêm 11 tỷ USD để duy trì hiệu suất như hiện nay.
Theo Bloomberg, đây là một thắng lợi đối với Tổng thống Moon Jae-in. Trong cuộc tranh cử năm ngoái, ông Moon đã hứa cải thiện cuộc sống của người lao động bằng cách giảm thời gian làm việc và tăng thu nhập. Tổng thống Hàn Quốc cũng hứa tăng lương tối thiểu cho người lao động 16% trong năm nay.
Chính phủ Hàn Quốc cũng kỳ vọng chính sách mới sẽ giúp gia tăng tỷ lệ sinh đẻ và ngăn chặn tình trạng già hóa dân số.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.