Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chính sách tiền tệ chặt chẽ (tight money) là mức độ chặt chẽ của cung ứng tiền tệ hay thời kỳ có lãi suất cao. Chính sách tiền chặt có thể phát sinh từ việc ngân hàng trung ương sử dụng các biện pháp kiểm soát tùy nghi để giảm bớt mức dự trữ quá cao của các ngân hàng
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Chính sách tiền tệ chặt chẽ thường là kết quả của chính sách thắt chặt tiền tệ để hạn chế cung tiền, và giảm số tiền mà các ngân hàng phải cho vay. Nó cũng có thể là kết quả khi nhu cầu giữ tiền tăng, khi số lượng tiền vẫn không thay đổi.
Ví dụ với chính sách tiền tệ chặt chẽ không thay đổi lãi suất, Cục dự trữ liên bang FED thay đổi cung tiền bằng cách bán trái phiếu chính phủ dài hạn cho ngành ngân hàng thông qua các hoạt động thị trường mở, tăng tỷ lệ dự trữ tối thiểu hoặc thay đổi tỷ lệ chiết khấu. Theo quy định, Fed tăng cung tiền trong thời kỳ suy thoái và hạn chế cung tiền khi nền kinh tế quá nóng.
Khi cung tiền bị thắt chặt, các doanh nghiệp có thời gian khó khăn hơn để vay vốn và các hộ gia đình có thể gặp khó khăn khi nhận các khoản thế chấp. Chính sách này thường có tác động tiêu cực đến giá chứng khoán, so với điều kiện cung tiền được nới lỏng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.