'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chính sách tiền tệ (monetary policy) là chính sách kinh tế vĩ mô do ngân hàng trung ương (hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) thực hiện. Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô của chính phủ như ổn định giá cả, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế v.v...
Ba công cụ của chính sách tiền tệ là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở. Khi ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu hay mua trái phiếu chính phủ, cung tiền tăng và lãi suất giảm. Khi lãi suất giảm, đầu tư và sản lượng sẽ tăng. Điều này hàm ý quy mô hoạt động kinh tế tăng.
Vì vậy, chính sách tiền tệ trong trường hợp này được gọi là chính sách tiền tệ lỏng, chính sách nới lỏng tiền tệ hay chính sách tiền tệ mở rộng. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu hoặc bán trái phiếu, cung tiền giảm và lãi suất tăng. Sự gia tăng lãi suất sẽ làm giảm đầu tư và sản lượng. Nói cách khác, quy mô hoạt động kinh tế bị thu hẹp. Vì vậy, chính sách tiền tệ trong trường hợp này được gọi là chính sách tiền tệ chặt, chính sách thắt chặt tiền tệ hay chính sách tiền tệ thu hẹp.
Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và cung tiền.
Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.