'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết: Trong báo cáo kế hoạch của đại hội cổ đông (dự kiến sẽ trình trong tháng 5/2021) có nêu vấn đề: do ảnh hưởng của Covid - 19 nên dự kiến Vietravel Airline sẽ lỗ trong những năm đầu hoạt động.
Vì thế, để đảm bảo cán cân tài chính, Vietravel, sẽ tái cấu trúc lại và dự kiến từ năm thứ 2 sẽ chuyển từ mô hình công ty TNHH một thành viên sang cổ phần hoá. Như vậy, Vietravel Airlines sẽ tìm kiếm các cổ đông có tiềm năng, tuy nhiên, Vietravel vẫn nắm vai trò chủ đạo.
"Ai nói Vietravel bán, nhượng Vietravel Airlines cho đơn vị khác là hiểu sai vấn đề, chúng tôi chỉ cổ phần hoá", ông Quốc Kỳ nói.
Liên quan đến việc, hàng loạt các văn phòng, đại lý tại một số tỉnh thành của Vietravel bị đóng cửa, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho hay: "Trong bối cảnh dịch Covid -19 trở lại lần thứ 4 và diễn biến phức tạp, nhận thấy việc hoạt động của các văn phòng không hiệu quả nên chúng tôi đồng ý đóng cửa một số đại lý và sẽ mở lại trong điều kiện phù hợp hơn. Đối với Vietravel và hãng hàng không tư nhân, tôi cho rằng đó là việc bình thường".
Được biết, Vietravel là "ông trùm" trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam, tuy nhiên lĩnh vực này bị ảnh hưởng nặng nề trong 2 năm qua do Covid - 19. Vì thế, trong năm 2021, Vietravel đặt kế hoạch kinh doanh khiêm tốn với mục tiêu doanh thu là 6.243 tỷ đồng, (gấp 4,1 lần mức thực hiện năm 2020). Trong khi lãi gộp dự kiến đạt hơn 379 tỷ đồng thì lợi nhuận trước thuế chỉ kỳ vọng thu về 10 tỷ đồng.
Quý I, Vietravel đạt doanh thu hợp nhất hơn 277 tỷ đồng, giảm gần 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu bán vé máy bay cũng giảm hơn một nửa, xuống còn 70,6 tỷ đồng.
Doanh thu giảm mạnh, trong khi chi phí quản lý cùng chi phí tài chính (chủ yếu lãi vay) tăng cao so với cùng kỳ khiến đại gia lữ hành này lỗ sau thuế hơn 72,8 tỷ đồng chỉ trong quý I. Con số này gần gấp đôi quý I/2020 và bằng khoảng 80% khoản lỗ của Vietravel cả năm ngoái.
Trong bối cảnh hàng không khó khăn như hiện nay, việc tìm kiếm đối tác chiến lược đủ mạnh để hợp tác, cổ phần hoá là không dễ. Đơn cử như Tập đoàn Qantas (Úc) sau nhiều năm gắn bó với Pacific Airlines đã phải "bỏ của" và cho không phần vốn góp của mình. Vậy liệu có "ông lớn" nào dám bắt tay với Vietravel Airlines trong bối cảnh hiện nay?
Nên nhớ, năm 2021, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo ngành hàng không thế giới tiếp tục chìm trong khủng hoảng với mức dự toán lỗ lên tới 47,7 tỷ USD, cao hơn mức 38 tỷ USD đưa ra vào tháng 12/2020.
Dù chưa thể tìm được đối tác ngay, nhưng trong kịch bản cổ phần hoá, Vietravel sẽ nhượng lại một phần cổ phần. Vì thế, với các đối tác nước ngoài, họ được mua bao nhiêu phần trăm cổ phần tại các hãng hàng không Việt?
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, việc bán, nhượng cổ phần của một hãng hàng không đã được Chính phủ quy định rõ tại Nghị định 92/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Cụ thể, khoản 5 Điều 1 có nêu: Trước đây, yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ tại các hãng hàng không. Tuy nhiên, tại dự thảo mới nhất, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã "nới lỏng" với đề xuất nâng tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 34%.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, việc đưa ra những ràng buộc, hạn chế về vốn góp của nhà đầu tư với các hãng hàng không là cần thiết để tránh việc thành lập các hãng hàng không với mục tiêu là bán cổ phần, cổ phiếu nhằm thu lợi nhuận đồng thời tránh để các hãng hàng không nước ngoài, các thương hiệu lớn chiếm lĩnh thị trường hàng không Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước yên tâm đầu tư lĩnh vực hàng không với những điều kiện thuận lợi về hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc “cá nhân/pháp nhân Việt Nam chiếm cổ phần lớn và kiểm soát hữu hiệu hoạt động của doanh nghiệp”
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết: “Thực tế trên thế giới nhiều quốc gia đã đưa ra những quy định để hạn chế những tiêu cực do việc đầu tư nước ngoài vào các hãng hàng không. Ví dụ áp dụng chính sách hạn chế tổng mức đầu tư nước ngoài tại Mỹ không quá 25%, tại Brazil 20%, tại Nhật 33%... Ngoài ra, một số quốc gia khống chế số lượng cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu như tại Canada là 15%, Malaysia là 20%...”
“Với các lý do nên trên, Bộ GTVT đề nghị điều chỉnh mức hạn chế vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là 34%, vừa tạo điều kiện cho các hãng hàng không hút vốn đầu tư nhưng vẫn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển”, ông Thể đánh giá.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.