Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Tĩnh
Hoàng Ngân -
23/08/2024 12:38 (GMT+7)
(VNF) - Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh đóng vai trò không thể thiếu đối với tỉnh Hà Tĩnh.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh có chức năng tham mưu trực tiếp, giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh.
Ngoài các chức năng kể trên, Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Theo đó, đơn vị tiếp nhận hồ sơ dự án, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả cho nhà đầu tư, doanh nghiệp về các thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (nếu doanh nghiệp, nhà đầu tư có nhu cầu); theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý hồ sơ; tổng hợp báo cáo kết quả xử lý cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu.
Từ đó, đơn vị theo dõi tình hình triển khai các dự án đầu tư, tổng hợp khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Ngoài ra, cơ quan này còn thiết lập hệ thống thông tin đối thoại giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp với các cơ quan hành chính tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh; đầu mối tiếp nhận, tổng hợp phản ánh kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, doanh nghiệp; đề xuất UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao các cơ quan liên quan kịp thời xử lý kiến nghị, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Trung tâm cũng được tham dự các cuộc họp, làm việc do UBND tỉnh và các sở, ngành cấp tỉnh tổ chức liên quan đến dự án đầu tư và xử lý kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư; triển khai hoạt động kết nối doanh nghiệp; là đầu mối hỗ trợ, tư vấn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về lựa chọn địa điểm, dự án, thủ tục liên quan đến đầu tư, đăng ký doanh nghiệp và các thông tin khác theo nhu cầu của doanh nghiệp; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, quản trị doanh nghiệp, khởi nghiệp…và cập nhật thông tin, kỹ năng xúc tiến đầu tư cho các đối tượng có nhu cầu trong tỉnh; quản lý, vận hành chuyên mục “Doanh nghiệp hỏi cơ quan nhà nước trả lời và phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp của tỉnh.
Về xúc tiến đầu tư, đơn vị đóng vai trò chủ trì làm đầu mối vận động, xúc tiến nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào tỉnh Hà Tĩnh; Tổng hợp các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Hà Tĩnh cung cấp cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, cơ quan có nhiệm vụ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư (bao gồm danh mục dự án kêu gọi đầu tư) hàng năm, dài hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện;Tiếp đón, hướng dẫn các nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư tại tỉnh Hà Tĩnh; Phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, tiếp xúc với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để xúc tiến đầu tư; Biên tập và phát hành các tài liệu giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phổ biến chính sách, pháp luật, hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính để triển khai đầu tư tại tỉnh.
Cuối cùng, đơn vị sẽ tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư do các Bộ, ngành tổ chức; giữ mối quan hệ chặt chẽ với các Trung tâm Xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan Xúc tiến đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại nước ngoài tại Việt Nam để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư vào tỉnh Hà Tĩnh.
Về xúc tiến du lịch, cơ quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch xúc tiến du lịch ngắn hạn, dài hạn và hàng năm; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng các đề án, kế hoạch dài hạn, trung hạn, các định hướng phát triển du lịch của tỉnh; Xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch của tỉnh; xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch; xây dựng định hướng phát triển thị trường du lịch của tỉnh; Xây dựng, quản lý, sử dụng và cung cấp ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch dưới hình thức kỹ thuật số, bản in, các chất liệu và hình thức khác; Xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu xúc tiến du lịch của tỉnh; Xúc tiến, quảng bá du lịch, giới thiệu con người, di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hóa của tỉnh ở trong nước và ngoài nước; Tổ chức, tham gia các hội chợ, triển lãm, sự kiện du lịch quy mô tỉnh, liên vùng, quốc gia, quốc tế; Tổ chức khảo sát, thu thập dữ liệu, tài liệu, điều tra tài nguyên du lịch, thị trường du lịch.
Ngoài ra, đơn vị cần tổ chức thông tin hỗ trợ khách du lịch và phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh; Hỗ trợ kết nối doanh nghiệp du lịch và sự kiện quảng bá du lịch, thu hút đầu tư du lịch, hợp tác phát triển kinh doanh du lịch ở trong nước và ngoài nước; Thực hiện vận động, tìm kiếm cơ hội, nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của địa phương; Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, vận động tổ chức, cá nhân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn nếp sống văn minh nơi công cộng, vệ sinh môi trường; bảo vệ an ninh trật tự, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong các hoạt động khai thác, phát triển du lịch của tỉnh.
Những nhiệm vụ liên quan còn có bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch tỉnh; Tổ chức, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh; Tham gia các chương trình, dự án, nhiệm vụ môi trường, khoa học công nghệ, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh; Hợp tác, giao lưu, trao đổi nghiệp vụ về du lịch với các tổ chức có liên quan ở trong nước và ngoài nước để phát triển du lịch theo quy định của pháp luật.
Về triển khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND huyện, thành phố, thị xã (DDCI) tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị sẽ chủ trì triển khai khảo sát, đánh giá DDCI; Xây dựng Kế hoạch khảo sát DDCI hàng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch; Chủ trì tổ chức Hội nghị công bố kết quả khảo sát DDCI; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu bổ sung, hoàn thiện Bộ chỉ số DDCI; Tham mưu UBND tỉnh các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND huyện, thành phố, thị xã.
Các nhiệm vụ, quyền hạn khác của cơ quan bao gồm: Được tham dự các phiên họp định kỳ và đột xuất của UBND tỉnh về các nội dung liên quan đến hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch; Quản lý tổ chức nhân sự, tài chính, tài sản và công tác nội bộ của Trung tâm; quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; Báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả hoạt động của Trung tâm cho cơ quan chủ quản và các các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh giao.
(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.