Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ

VNF - 05/01/2022 17:44 (GMT+7)

(VNF) - Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến tất cả các khía cạnh kinh tế, y tế, văn hóa, an sinh xã hội. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 2 năm liên tiếp 2020-2021 đạt mức thấp.

VNF
Hàng không là một trong những ngành của Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhất do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong giai đoạn vừa qua.

Theo kịch bản dự báo khả quan nhất, nếu không có các chính sách, giải pháp quyết liệt, bình quân giai đoạn 2021-2025, GDP chỉ tăng tối đa khoảng 5,4%/năm, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.

Nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về ổn định vĩ mô, lạm phát, sản xuất kinh doanh, chi phí đầu vào tăng cao, chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hóa, lao động, việc làm, an sinh xã hội và an ninh, trật tự an toàn xã hội…

Trong khi đó, cải cách thể chế, môi trường đầu tư, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm; giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn chưa đạt mục tiêu đề ra; nợ xấu có xu hướng gia tăng.

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cấp, các ngành, các địa phương đã tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, nỗ lực huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ chủ yếu tác động về phía cung, chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho người dân, doanh nghiệp.

Trong bối cảnh, tình hình, tác động nặng nề của dịch bệnh đòi hỏi phải có các giải pháp, chính sách phải nhanh chóng hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu hằng năm, 5 năm, 10 năm đã đề ra, bắt kịp với xu thế phục hồi kinh tế khu vực và thế giới.

Do vậy, việc xây dựng chương trình, cùng với gói giải pháp tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình tại thời điểm hiện nay là rất phù hợp và cấp thiết.

Quý độc giả quan tâm có thể xem toàn văn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ tại đây.

Cùng chuyên mục
Tin khác