Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đại dịch Covid-19 đã hoành hành trên phạm vi toàn cầu trong suốt hai năm qua, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, xã hội: hàng nghìn tỷ USD đã mất đi, hàng trăm triệu người thất nghiệp, hàng triệu người chết... Nhìn lại hai năm này, nếu 2020 là năm suy thoái thì 2021 lại là năm phục hồi của kinh tế thế giới, dù rằng quá trình phục hồi vẫn còn nhiều rủi ro và trục trặc.
Với Việt Nam, đại dịch cũng đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế - đời sống. Tuy nhiên, hai năm qua, chiều hướng kinh tế Việt Nam lại ngược với thế giới. Nếu năm 2020, Việt Nam được xem là ngôi sao sáng vì tăng trưởng dương thì năm 2021, chúng ta lại chịu tổn thất vô cùng nghiêm trọng, nhất là trong làn sóng dịch thứ tư.
Như vậy, kinh tế Việt Nam đang lệch nhịp với kinh tế thế giới. Đó là điều rất đáng lo ngại và tiếc nuối vì sự phục hồi của kinh tế thế giới đều nhờ ở sự dẫn dắt của các quốc gia lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc... những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Điều này có nghĩa là chúng ta đang không tận dụng được sự phục hồi của kinh tế thế giới. Chúng ta, sau nửa đầu năm tương đối ổn định thì rơi vào tình cảnh tăng trưởng âm 6,17% trong quý III.
Chưa bao giờ trong lịch sử Đổi Mới có mức tăng trưởng thấp như thế. Lưu ý rằng trong quý III, một số tỉnh thành vẫn có sự tăng trưởng, có nghĩa là sự sụt giảm của TP. HCM và các tỉnh phía Nam là vô cùng nghiêm trọng, trong khi đây là đầu tàu công nghiệp, xuất nhập khẩu và đóng góp chủ lực cho ngân sách nhà nước.
Cho đến cuối tháng 9/2021, kết quả nhiều cuộc điều tra cho thấy doanh nghiệp ở TP. HCM và vùng Đông Nam Bộ chỉ có thể cầm cự thêm 1 – 3 tháng. Nói cách khác, sức chịu đựng về kinh tế của người dân và doanh nghiệp tại đây đã tới ngưỡng, dù trung ương và địa phương đã tích cực hỗ trợ. Chiến lược chống dịch cũ đã không còn phát huy tác dụng, gây tổn thương sâu sắc nền kinh tế, đòi hỏi phải mở cửa để cứu sản xuất và người lao động.
Về các gói hỗ trợ của Chính phủ trong năm 2020, đây là những gói hỗ trợ chưa từng có tiền lệ, có độ bao phủ rộng, đúng mục tiêu. Tựu trung, Chính phủ có 3 gói hỗ trợ lớn. Một là hỗ trợ về tiền tệ, gồm hoãn, giãn, khoanh nợ; hạ lãi suất; đẩy tín dụng mới; giảm phí giao dịch. Hai là hỗ trợ về tài khóa, gồm miễn, giảm, hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, một số loại phí. Ba là hỗ trợ an sinh, cấp tiền cho người lao động thất nghiệp, nhóm yếu thế. Trong 3 gói này, hiệu quả của chính sách tiền tệ tốt hơn cả, chính sách tài khóa được một phần còn chính sách an sinh thì rất thấp.
Điều rất đáng quan ngại là một cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê vào tháng 9 năm ngoái cho thấy chỉ có 15% - 17% doanh nghiệp tiếp cận được các gói hỗ trợ ở các mức độ khác nhau. Nguyên do của tình trạng này là thủ tục và tiêu chí để tiếp cận gói hỗ trợ rất phức tạp; công tác thực thi thiếu đồng bộ, chưa quyết liệt, cán bộ thực thi có tâm lý e dè, sợ làm sai.
Năm 2021, Chính phủ tiếp tục tung ra các gói hỗ trợ mới. Về cơ bản, các gói hỗ trợ năm 2021 tương đồng với năm 2020 nhưng có bổ sung, mở rộng. Điểm khác biệt rõ nét nhất và cũng đáng mừng nhất là công tác thực thi đã hiệu quả hơn, nhất là ở gói an sinh. Đáng chú ý, các địa phương có dịch cũng có nhiều sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
Hiện nay, doanh nghiệp, người dân đã kiệt sức, các gói hỗ trợ không thể chỉ giúp họ cầm cự như trước nữa. Chúng ta cần một chương trình hỗ trợ đủ dài, đủ lớn, giúp doanh nghiệp phục hồi, bắt nhịp được với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc nền kinh tế, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng trong những năm tiếp theo.
Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng chương trình này để Chính phủ ban hành nghị quyết ngay trong tháng 10/2021. Dù chưa có bản cuối cùng, song nhìn chung, chương trình này sẽ có ít nhất 6 nội dung.
Một là thích ứng, chung sống an toàn với virus SARS-CoV-2; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống y tế từ cơ sở vật chất đến năng lực phòng chữa. Đây là tiền đề quan trọng để bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân và để sản xuất bình thường.
Hai là cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, giảm chi phí cho doanh nghiệp; hoàn thiện các khung khổ pháp luật để phân bổ hiệu quả các nguồn lực đất đai, lao động, vốn; xây dựng khung khổ pháp lý cho những cán bộ dám nghĩ, dám làm.
Ba là phát triển cộng đồng doanh nghiệp, từ hộ gia đình, hợp tác xã đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn, các chính sách hỗ trợ đang có sẽ được kéo dài thế nào, mở rộng ra sao, có bổ sung chính sách gì khác không.
Bốn là duy trì lao động, tạo sự tin tưởng và kéo họ trở lại với các trung tâm sản xuất; sâu hơn là tái cấu trúc lao động, đào tạo kĩ năng, giải quyết vấn đề dịch chuyển lao động.
Năm là nguồn lực, làm sao đẩy nhanh các dự án đầu tư công lớn, gắn tốt hơn với quy hoạch của địa phương và cả nước.
Sáu là hội nhập, làm sao để tận dụng được các FTA; bắt được cơ hội khi chuỗi cung ứng dịch chuyển; thu hút được FDI chất lượng, phù hợp với giai đoạn mới, đẩy mạnh hợp tác trong chuyển giao công nghệ, y tế, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực.
Để xây dựng và thực hiện tốt chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nói trên, có 3 điểm cần được lưu ý. Một là quá trình hồi phục diễn ra trong một thế giới đầy rủi ro, bất định, không ai lường hết được tần suất, quy mô, phạm vi của các cú sốc, thiên tai, dịch bệnh...
Ngoài ra, việc thực hiện chương trình hỗ trợ cũng có thể đưa lại những rủi ro vĩ mô về lạm phát, tài khóa. Do đó, quản trị rủi ro là một phần không thể thiếu để tạo nên tính linh hoạt, chủ động.
Hai là nguồn lực, nhìn tổng quan, các gói hỗ trợ của Việt Nam so với thế giới vẫn còn khiêm tốn. Gói hỗ trợ về tiền tệ mới đạt mức trung bình trong khi hỗ trợ về tài khóa khá hạn hẹp, dựa quá nhiều về thuế mà ít chi trực tiếp.
Lần này, chương trình hỗ trợ sẽ phải lớn hơn, mạnh hơn. Chính phủ hiện đang có 3 điều kiện để mạnh tay: nợ công đang thấp, tạo dư địa vay mượn khá lớn; dự trữ ngoại tệ lớn hầu như chưa sử dụng và mức độ thâm hụt ngân sách có thể chấp nhận ở một mức cao hơn.
Ba là quá trình thực thi, rút kinh nghiệm của 2 lần triển khai, các gói hỗ trợ mới cần được thiết kế gọn, dễ thực hiện, tạo điều kiện cho cơ sở triển khai kịp thời và quyết liệt. Kỳ vọng rằng đây sẽ là chương trình tốt, đem lại hiệu quả thực tế là phục hồi kinh tế, tạo nền tảng cho sự bứt phá trong những năm tiếp theo. Chỉ có như vậy, những kế hoạch 5 năm mà Chính phủ đặt ra mới có thể trở thành hiện thực.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.