Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ
Trao đổi với VietnamFinance, ông Đinh Quang Đăng, giám đốc Cảng vụ Nam Định cho biết, theo Quyết định số 478/QĐ-CHHVN ngày 19/4/2017, từ phao số 0 đến phao số 9,10 có độ sâu là -3,8m và từ phao 9,10 đến hạ lưu cầu Châu Thịnh đạt -3,1m.
“Tuy nhiên, hiện nhiều đoạn tuyến luồng bị sa bồi chỉ còn -2,3m, vì thế tàu 3.000 tấn trở lên muốn ra vào phải chờ “con nước”. Điều này ảnh hưởng đến sản lượng tàu đến, rời cảng”, ông Đăng nói.
Ngoài việc tuyến luồng chưa được nạo vét làm giảm hiệu quả khai thác, thì cảng biển Hải Thịnh cũng chưa được đầu tư đúng vai trò.
Theo quy hoạch phê duyệt, cảng Hải Thịnh là cảng tổng hợp địa phương (loại II), gồm khu bến Hải Thịnh và bến cảng chuyên dụng cho Nhà máy Nhiệt điện Nam Định.
Năng lực hàng hóa thông qua dự kiến vào năm 2020 đạt khoảng 0,5 triệu tấn/năm; năm 2030 đạt khoảng 6,25 triệu tấn/năm.
“Tuy nhiên, hiện nay các DN cảng khu vực Nam Định còn thiếu các trang thiết bị xếp dỡ, không được đầu tư. Vì thế, chưa thu hút được tàu thuyền, hàng hoá thông qua cảng”, công văn cảng vụ hàng hải Nam Định nêu rõ.
Ngoài ra, bến cảng Hải Thịnh của Công ty TNHH MTV hàng hải Viễn Đông thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) quản lý đang trong giai đoạn tái cơ cấu, chờ bán tài sản, nên hiện nay đang được một doanh nghiệp (DN) xuất khẩu dăm gỗ thuê khai thác.
“Tuy nhiên việc cho thuê không đảm bảo ổn định lâu dài dẫn đến người thuê khai thác chưa yên tâm đầu tư hạ tầng để khai thác hiệu quả hơn, cũng như tăng sản lượng hàng hoá thông qua cảng”, ông Đinh Quang Đăng cho biết.
Cơ chế nào cho cảng Hải Thịnh?
Ông Đinh Quang Đăng cho biết thêm, riêng đối với cảng Hải Thịnh do thời gian cho thuê ngắn, khiến DN thuê cảng cũng gặp khó khăn khi không chủ động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, đầu tư thiết bị xếp dỡ, nạo vét thuỷ diện cầu cảng.
“Dẫn đến, việc khai thác cảng thiếu hiệu quả dẫn đến không có nguồn vốn để tái đầu tư, nâng cấp, duy tu bảo dưởng công trình, gây lãng phí ngân sách nhà nước. Vì thế, đề nghị Cục hàng hải Việt Nam (HHVN) kiến nghị Bộ giao thông vận tải xem xét có cơ chế để khai thác cảng Hải Thịnh hiệu quả”, ông Đăng nói.
Trao đổi với VietnamFinance, đại diện SBIC cho biết: Tổng Công ty đang nỗ lực sớm tái cơ cấu, đẩy mạnh xã hội hoá cảng Hải Thịnh theo các hình thức PPP (BOT, BTO..).
"Đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư thuộc khu kinh tế, khu công nghiệp tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển và cơ sở hạ tầng kết nối cảng. Cùng với cảng Diêm Điền, cảng Hải Thịnh đang được SBIC kêu gọi đầu tư tư nhân sớm", vị này nói.
Một vấn đề khác cần tháo gỡ tại khu vực biển Nam định đó là cần sớm thiết lập vị trí đón trả hoa tiêu mới cho tuyến luồng hàng hải Hải Thịnh – Nam Định nhằm đảm bảo an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu thuyền ra vào hoạt động, giảm các khoản chi phí cho chủ tàu.
Trong khi chờ kinh phí khảo sát, thiết lập và công bố vị trí đón trả hoa tiêu mới, Cảng vụ hàng hải Nam Định đề nghị Cục HHVN cho phép sử dụng bình đồ độ sâu vị trí phao số 0 của tuyến luồng mới do Tổng Công ty Bảo đảm an toàn miền Bắc công bố đê phối hợp với Công ty hoa tiêu khu vực II, dùng làm vị trí đón trả hoa tiêu tạm thời cho tàu ra, vào cảng được thuận lợi, an toàn.
“Ngoài ra, Cảng vụ Nam Định đề nghị Cục HHVN sớm giao bổ sung dự toán không thường xuyên năm 2018 cho các đơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị tự chủ trong công tác triển khai dự toán 2018, kịp thời mua sắm tài sản phục vụ công tác chuyên môn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong khu vực”, ông Đinh Quang Đăng kiến nghị.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.