(VNF) - Năm 2022, BSC cho rằng lượng điện huy động của POW khả quan trong trung hạn nhờ nhu cầu tiêu thụ nhiệt điện khí, điện than phục hồi, trong khi lượng điện sản xuất của thủy điện suy giảm do chu kỳ thủy văn không còn thuận lợi.
Ba tháng cuối năm 2021, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, HoSE: POW) ghi nhận sản lượng điện giảm 38% so với cùng kỳ năm trước, xuống 2.522 triệu kWh, ảnh hưởng bởi phụ tải thấp tại miền Nam, dẫn đến sản lượng huy động thấp.
Trong quý, giá bán điện bình quân giảm 16% cùng kỳ do tỷ trọng sản lượng nhiệt điện giảm mạnh. Doanh thu theo đó cũng giảm 55% so với quý IV/2020, về còn 3.5998 tỷ đồng; doanh nghiệp ghi nhận lỗ gộp 326 tỷ đồng do giá khí tăng cao đã ăn mòn biên lãi gộp.
Đáng chú ý, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp quý IV giảm 184% cùng kỳ do POW ghi nhận khoản thanh toán nợ phải thu 742 tỷ đồng từ EVN, doanh thu tài chính tăng 28 lần do nhận cổ tức từ công ty con.
Sau cùng, POW báo lỗ ròng gần 63 tỷ đồng, giảm tới 106% cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế cả năm 2021, doanh thu giảm 17% cùng kỳ xuống 24.565 tỷ đồng do kết quả kém tại mảng nhiệt điện, dẫn đến lợi nhuận ròng giảm 25% chỉ còn 1.778 tỷ đồng.
Năm 2022, POW đặt mục tiêu lợi nhuận ròng 900 tỷ đồng, thấp hơn một nửa so với năm ngoái, trước những lo ngại về ngành điện tiếp tục gặp khó.
Theo báo cáo của ban lãnh đạo, tháng 2/2022, POW báo lỗ 118 tỷ đồng; tuy nhiên luỹ kế 2 tháng đầu năm vẫn lãi 145 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ.
Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế của POW năm 2022 là 28.413 tỷ đồng (tăng 15,7% năm trước) và 2.539 tỷ đồng (tăng 25%).
BSC giả định, lượng điện huy động của mảng nhiệt điện khí phục hồi; giá than tiếp tục được kỳ vọng ổn định tại mức thấp là tiền đề cho mức huy động khả quan của mảng điện than và lượng điện sản xuất của mảng thủy điện giảm do chu kỳ thủy văn không còn thuận lợi.
Nhìn chung, lượng điện huy động của POW khả quan trong trung hạn nhờ nhu cầu tiêu thụ điện hồi phục trong năm 2022 (dự kiến sẽ tăng khoảng 10%). Cùng với đó, dòng tiền ổn định giúp POW trả các khoản vay, nhờ đó góp phần làm giảm chi phí tài chính đối với doanh nghiệp.
BSC khuyến nghị mua cổ phiếu POW với giá mục tiêu 19.100 đồng/cổ phiếu, tương đương với triển vọng tăng 15% so với giá ngày 10/3, dựa trên phương pháp định giá từng phần (SOTP), trong đó EV/EBITDA trung bình của các mảng điện khí, điện than và thủy điện lần lượt là 7,3 lần, 7,3 lần và 9,5 lần.
KBSV: Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu BID
Công ty Chứng khoán KB (KBSV) cho biết, quý IV/2021, tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) có những bước đột phá. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 10.583 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.868 tỷ đồng, lần lượt tăng 2,7% và 33,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Biên lãi ròng quý IV giảm 14 điểm cơ bản so với quý trước, đạt 2,9%, nhưng tăng 49 điểm cơ bản so với cùng kỳ; chi phí đầu vào bình quân tiếp tục duy trì ở mức thấp với 3,56%, trong khi lãi suất bình quân đầu ra đạt 6,26% (giảm 19 điểm cơ bản so với quý III), do các chính sách giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng Covid-19 của BID.
Tỷ lệ nợ xấu đạt 0,98% ở quý IV (giảm 64 điểm cơ bản so với quý III); BID đã hạ mức trích lập dự phòng thấp hơn so với các quý trước, đạt 6.238 tỷ đồng (giảm 11% so với cùng kỳ) khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 219,4%, là mức cao nhất của BID trong nhiêu năm gần đây.
Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 13.602 tỷ đồng, tăng 50,7% năm trước. Tăng trưởng tín dụng cả năm 2021 đạt 11,2% so với cùng kỳ.
Năm 2022, BID đặt kế hoạch kinh doanh với tăng trưởng tín dụng kỳ vọng đạt 12,5%; lợi nhuận trước thuế kỳ vọng đạt 18.600 tỷ đồng, tăng 36% cùng kỳ. Đây là kế hoạch khả thi dựa trên sự hồi phục của nền kinh tế; dư địa cải thiện CASA còn nhiều với chính sách miễn phí giao dịch; trích lập dự phòng giảm trong năm 2022.
Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BID, giá mục tiêu là 48.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 18% so với giá tại ngày 10/3.
SSI: Khuyến nghị khả quan đối với MBB, giá mục tiêu 1 năm 40.000 đồng/cổ phiếu
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) vừa nâng giá mục tiêu 1 năm đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội (HoSE: MBB) lên 40.000 đồng/cổ phiếu (từ 35.200 đồng/cổ phiếu), và nhắc lại khuyến nghị khả quan.
Việc điều chỉnh tăng giá mục tiêu phản ánh triển vọng lợi nhuận mạnh mẽ trong 2022 khi bộ đệm tín dụng của MBB đã cải thiện đáng kể tại thời điểm cuối năm 2021.
Năm 2022, SSI ước tính MBB đạt 22.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 35% cùng kỳ), nhờ tăng trưởng tín dụng cao (tăng 25,6%) và áp lực dự phòng giảm (giảm 22% cùng kỳ). Cụ thể, vị thế vốn của MBB trong 2021 giúp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong 2022 và nếu kinh tế phục hồi, SSI ước tính tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống nói chung và MBB nói riêng sẽ tăng so với 2021.
Ngân hàng vẫn còn khả năng tăng LDR, do tăng trưởng huy động ước tính thấp hơn tăng trưởng tín dụng.
Bên cạnh đó, NIM dự báo ổn định với 5,1%, tăng 6 điểm cơ bản so với năm 2021. Theo đó, mặc dù cuối 2021, CASA đạt mức cao nhất lịch sử, SSI cho rằng CASA trung bình cả năm sẽ ở quanh mức 42 - 44%. CASA vẫn còn dư địa để tiếp tục tối ưu, nhưng MBB có thể tăng huy động vốn dài hạn để duy trì tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn ở mức tốt hơn.
Mặt khác, nếu những giả định của SSI là đúng, ROE 2022 của MBB sẽ đạt 26,3% - mức cao thứ 2 trong toàn hệ thống và cao nhất trong số các ngân hàng có quy mô tương tự.
Điểm lại quý IV/2021, thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế tăng 31% và 81% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10.000 tỷ đồng và 4.600 tỷ đồng xuất phát từ tất cả các mảng hoạt động chính. Điểm sáng cho quý IV, theo quan điểm của SSI là bộ đệm dự phòng rủi ro tín dụng cải thiện mạnh mẽ và CASA tiếp tục tăng.
Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 16.500 tỷ đồng, hoàn thành 103% ước tính của SSI và 125% kế hoạch đề ra.
(VNF) - FTSE nhận định Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được hai tiêu chí: “Chu kỳ thanh toán (DvP)” và “Chi phí liên quan đến các giao dịch thất bại trong thanh toán”, cả hai đều hiện đang được đánh giá ở mức “Hạn chế” (Restricted).
(VNF) - Mặc dù trúng nhiều gói thầu ngành điện trong năm 2024 với tổng trị giá lên tới hàng trăm tỷ đồng, tuy nhiên Tổng công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan, giảm mạnh tới 90,6% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt vỏn vẹn 332,85 triệu đồng.
(VNF) - CTCP Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng – CONINCO đã tham gia vào nhiều dự án trọng điểm quốc gia. Đáng chú ý, trong số đó có các dự án có dấu hiệu lãng phí như Trụ sở mới Bộ Ngoại giao, Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
(VNF) - Dù liên tục vượt kế hoạch kinh doanh trong các năm gần đây nhưng PNJ vẫn thận trọng đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 31.607 tỷ đồng, giảm 17% so với kết quả đạt được năm trước. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế ở mức gần 1.960 tỷ đồng, thấp hơn 7% so với mức kỷ lục 2.113 tỷ đồng đạt được trong năm 2024.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Cục thuế rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015, năm 2016 của Công ty cổ phần Hồng Hà Việt Nam, đảm bảo không thất thoát ngân sách nhà nước.
(VNF) - Đại diện Agriseco cho rằng, sau thời gian tạm nghỉ để đánh giá lại tác động từ chính sách thuế quan và chờ đợi những thông tin tích cực từ cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ, VN-Index có thể thu hẹp đà giảm trong tuần tới, thậm chí xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật.
(VNF) - Bộ Tài chính cho rằng có nhiều lý do để đưa ra kịch bản tăng trưởng 3 quý cuối năm 2025 sẽ đạt mức từ 8,3-8,4%, mặc dù trong Quý I con số là 6,93%
(VNF) - Bình luận về biến động của TTCK sau khi Tổng thống Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% đối với Việt Nam, Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng tin rằng niềm tin vào nội tại đang lớn hơn lo ngại bên ngoài.
(VNF) - Tính đến ngày 31/3, tổng số vốn giải ngân đầu tư công là hơn 79.712 tỷ đồng, đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ, theo báo cáo của Bộ Tài chính
(VNF) - Với chất xúc tác là thông tin về 40 mỏ vàng mới được phát hiện, nhóm khoáng sản gây chú ý khi có tới 6 đại diện góp mặt trong danh sách cổ phiếu tăng mạnh tuần này, bất chấp tác động từ "cơn bão" thuế quan.
(VNF) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các trung tâm tài chính (TCTC) đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư và nâng cao vị thế của một quốc gia trên bản đồ kinh tế thế giới. Một TCTC phát triển mạnh mẽ không chỉ giúp kết nối dòng vốn trong nước và quốc tế mà còn góp phần tối ưu hóa nguồn lực tài chính, tạo động lực cho các ngành công nghiệp khác phát triển.
(VNF) - Khối ngoại bán ròng hơn 9.100 tỷ đồng trong tuần giao dịch đầy biến động, khiến VN-Index thủng liên tiếp các mốc hỗ trợ quan trọng. Dù vậy, GEX bất ngờ trở thành điểm sáng hiếm hoi khi dẫn đầu danh sách mua ròng, thu hút gần 478 tỷ đồng từ nhà đầu tư nước ngoài.
(VNF) - Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại quý I/2025 khá tích cực khi chỉ số VN-Index tăng 3,2%. Tuy nhiên, sự phân hóa giữa các nhóm ngành là khá rõ rệt và cổ phiếu bất động sản tiếp tục diễn biến kém khả quan dù được không ít nhà đầu tư đặt kỳ vọng. Trong bối cảnh đó, khá bất ngờ khi một mã cổ phiếu bất động sản nổi lên với mức tăng giá lên tới 33% trong quý đầu năm, đó là cổ phiếu TAL của Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land).
(VNF) - Trong 3 tháng đầu năm 2025, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) đã nộp 34.500 tỷ đồng tiền thuế, tăng 19% so với cùng kỳ, theo số liệu của Bộ Tài chính.
(VNF) - Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tính đến ngày 23/3, cơ quan thuế đã thực hiện 3.705 quyết định hoàn thuế cho doanh nghiệp, tổng số tiền được hoàn là 29.236 tỷ đồng
(VNF) - Ông Mark Gillin, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam - TP. Hồ Chí Minh bày tỏ, “Chúng tôi hy vọng cả hai quốc gia có thể đạt được sự đồng thuận trong việc giảm thuế xuống mức mà cả hai bên coi là cân bằng, nhằm tiếp tục duy trì mối quan hệ thương mại mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan”.
(VNF) - Streamer ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) gần đây trở thành tâm điểm cộng đồng mạng nhờ các buổi livestream và câu chuyện tình ái với TikToker Ngọc Kem, thu hút hàng triệu lượt xem và đặt ra câu hỏi về việc quà tặng ảo và tiền donate có phải chịu thuế không.
(VNF) - Hộ, cá nhân kinh doanh trên các sàn online có thể chủ động kê khai tại Cổng thông tin thương mại điện tử (TMĐT) hoặc chờ Nghị định hướng dẫn cụ thể để thực hiện nghĩa vụ thuế
(VNF) - Hai nhà thầu kê giá thiết bị y tế (TBYT) cao hơn giá nhập nhiều lần tại dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 bệnh viện Việt Đức là ai?
(VNF) - UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định cho thuê đất, chuyển từ cho thuê sang giao hơn 96% diện tích đất đối với Công ty TNHH một thành viên Thảo cầm viên Sài Gòn. Quyết định này nhằm giúp Thảo Cầm Viên giải quyết khoản nợ thuê đất lên tới gần 800 tỷ đồng.
(VNF) - Hàng loạt phiên đấu giá cổ phần, thoái vốn Nhà nước bị huỷ vì thiếu vắng nhà đầu tư. Phía doanh nghiệp tỏ ra e ngại vì mức định giá cao, khiến mức sinh lời thấp hơn kỳ vọng.
(VNF) - FTSE nhận định Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được hai tiêu chí: “Chu kỳ thanh toán (DvP)” và “Chi phí liên quan đến các giao dịch thất bại trong thanh toán”, cả hai đều hiện đang được đánh giá ở mức “Hạn chế” (Restricted).
(VNF) - Tập đoàn Hateco đã chính thức vận hàng Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT), đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Cùng VietnamFinance ngắm toàn cảnh bến cảng quốc tế của Tập đoàn HATECO.